<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Hình 4.8 Cấu trúc của nhóm chất dạng Onium. I: Chlormequat chloride (Cycocel,CCC); II: Mepiquat chloride |
Đặc tính căn bản của nhóm chất nầy là ngăn chặn quá trình cytochrom P450-dependent monooxygenase, bằng cách nầy nó ngăn cản sự oxid hoá ent-kaurene thành ent-kaureonic acid. Nhóm nầy bao gồm các chất Tetracyclacis, Ancymidol, Uniconazole và chất được ứng dụng rộng rãi nhất là Paclobutrazol. Uniconazole có cấu trúc gần giống với Paclobutrazol và rất có hiệu quả trên cây ăn trái, lúa và cây cảnh.
- Đặc tính của Paclobutrazol (PBZ)
Tên hoá học của PBZ là: (2RS,3RS)-1- (4-chlorophenyl)-4,4-dimethylethyl-2-(1H-1,2,4-triazol-l-yl) pentan-3-ol và có công thức hoá học tổng quát là C16H20ClN3O (Hình 4.9). PBZ là chất lưu dẫn có thể được mang lên bằng rễ, đi xuyên qua lỗ thân hoặc cả tế bào chết. PBZ di động trong mô xylem và di chuyển lên bằng sự thoát hơi nước (Charler, 1987). Khi hoà tan vào dịch mô gỗ, PBZ sẽ đi qua từng đoạn thân, nhưng Blake và Quinlan (1991) ghi nhận rằng tế bào của cây táo giữ PBZ lại nhiều hơn cây cherry. Điều nầy đưa đến kết luận rằng sự vận chuyển trong cây tốt là yếu tố xác định độ mẫn cảm đối với PBZ của cây cherry tốt hơn so với cây táo. Trên cây bơ, Zikah và David (1991) nhận thấy PBZ có thể được hấp thu bởi hầu hết các bộ phận của tán cây và rễ và hai ông cũng cho biết rằng PBZ được chuyển chủ yếu đến đến cơ quan sinh trưởng dinh dưỡng, nơi mà nó sẽ tác động làm chậm sự sinh trưởng. PBZ là một chất làm chậm sự tăng trưởng (retardant) thông qua sự ức chế quá trình sinh tổng hợp GA. PBZ có thể được hấp thu qua lá, tán cây, thân và rễ, được di chuyển qua mô xylem đến bên dưới chồi sinh mô. Ở đó nó ngăn cản quá trình sinh tổng hợp GA và làm chậm tốc độ phân chia tế bào, làm cho thực vật trở nên già cỗi hơn làm gia tăng việc sản xuất hoa và nụ trái. Khi nghiên cứu tác động làm chậm sự sinh trưởng của PBZ lên cây táo, Wang và ctv. (1986) nhận thấy rằng khi phun PBZ lên lá ở nồng độ 333 ppm và quét lên thân ở nồng độ 75 g/L thì không có ảnh hưởng lên sự sinh trưởng của chồi và thành phần polysaccharide của vách tế bào trong năm đầu nhưng ở năm tiếp theo thì thành phần polysaccharide của vách tế bào bị biến đổi và làm ức chế sự tăng trưởng của chồi. Khảo sát thành phần polysaccharide của vách tế bào tác giả thấy rằng xử lý PBZ làm tăng tỉ lệ rhamnose, arabinose và acid galacturonic nhưng giảm cellulose và tỉ lệ của các chất trong xylem/libe giảm. Trên cây táo con khi được xử lý PBZ ở nồng độ 0,1 mM bằng cách nhúng trong 1 phút (ngoại trừ phần rễ) 7 ngày trước khi chịu sự khô hạn (water stress), Wang và Steffens (1985) nhận thấy tỉ lệ mất nước của cây được xử lý PBZ chậm hơn, làm giảm sự tổng hợp ethylene, giảm 44% putrescine và 38% spermidine nội sinh. Từ kết quả nầy tác giả cho rằng PBZ có tác dụng làm giảm sự tổng hợp ethylene, ngăn cản sự gia tăng các chất polyamine tự do sinh ra do sự khô hạn như putrescine và spermidine. Khi xử lý PBZ bằng cách tưới vào đất ở liều lượng 2,5 g a.i./cây đã làm giảm sức mạnh của cây xoài khoảng 50% so với đối chứng. Tác động của PBZ đã làm tăng hàm lượng phenolic trong chồi ngọn, làm tăng tỉ lệ mô gỗ trên mô libe trong thân, làm giảm hàm lượng ABA nội sinh và mức độ Cytokinin hoạt động (Iyer và Kurian, 1992).
Notification Switch
Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?