<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Nhìn chung, hiệu quả của Nitrate kali tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi cây, loại vật liệu đem trồng, tuổi chồi, thời điểm kích thích ra hoa, tình trạng mang trái của cây ở những năm trước và nồng độ của hoá chất sử dụng (Bugante, 1993). Bondad (1989) khẳng định rằng ngoại trừ giống xoài Digos, các giống xoài đáp ứng tốt với Nitrate kali thuộc nhóm xoài đa phôi còn những giống không đáp ứng với Nitrate kali thuộc nhóm xoài đơn phôi. Tuy nhiên, cơ chế tác động của Nitrate kali chưa được giải thích rõ (Valmayor, 1987), ngay cả với những cây có những điều kiện rất thích hợp nhưng đáp ứng với Nitrate kali rất kém trong một thời gian nhất định (Astudillo and Bondad, 1978; Bondad, 1983) và một số cây thì cho kết quả không ổn định (Nieves, 1995).
Hình 4.5 Tuổi lá khi kích thích ra hoa trên gống xoài Châu Hạng Võ |
- Đặc tính của Thiourea
Thiourea là hoá chất có tác dụng kích thích ra hoa trên xoài giống như Nitrate kali, là tác nhân làm phá vỡ miên trạng chồi (Charnvichit, 1992), tức là cũng thúc đẩy sự sản xuất ethylene (Esashi và ctv. 1975). Hiệu quả phá miên trạng thúc đẩy sự phát triển mầm hoa của Thiourea còn được giải thích theo cách khác là tác động giống như Cytokinin vì Halmann (1990) cho rằng hợp chất có chứa urea có thể thể hiện hoạt tính của Cytokinin.
- Hiệu quả của Thiourea lên sự ra hoa
Trên cây đào, Thiourea thúc đẩy cả mầm hoa và mầm lá phát triển ở điều kiện tích luỹ nhiệt độ thấp tối thiểu. Ở Đài Loan, nhiệt độ lạnh hàng năm từ 15-17oC, không đủ để phá miên trạng mầm hoa (đã hình thành dài từ 1,4-1,6 cm) cây Rhododendron pulchrum Sweet nhưng xử lý Thiourea ở nồng độ 0,5% đã làm cho mầm hoa phát triển nhanh hơn so với xử lý các chất phá miên trạng khác như Nitrate kali, dầu khoáng và cyanamic.
Thiourea có thể sử dụng để kích thích ra hoa hay phá miên trạng để ra chồi đồng loạt. Trên giống Nam Dok Mai 3 năm tuổi, Tongumpai và ctv. (1997) phun Thiourea ở nồng độ 0,5-1,0% để kích thích ra đọt tập trung. Ở nồng độ 0,5% cây ra đọt rất đồng đều sau 14-16 ngày, trong khi ở nồng độ 1% làm rụng lá rất nghiêm trọng. Trên giống xoài Kiew Savoey cây cũng ra đọt tập sau 14 ngày xử lý ở nồng độ 0,5%.
Về hiệu quả kích thích ra hoa xoài, Thiourea có tác dụng phá miên trạng và thúc đẩy sự phân hoá mầm hoa như Nitrate kali nhưng hiệu quả cao hơn gấp 2-3 lần. Nguyễn Lê Lộc Uyển (2001) cho biết trên cây xoài Cát Hoà Lộc 3 năm tuổi (nhân giống bằng phương pháp tháp) phun Thiourea ở nồng đố 0,5-0,75% có thể kích thích ra hoa 10% trong mùa nghịch, trong khi Nitrate kali ở nồng độ 2% không có hiệu quả. Ở cây 9 năm tuổi (nhân giống bằng hột) cây ra hoa 40% trong mùa nghịch khi phun Thiourea ở nồng độ 0,5%, cao gấp hai lần so với phun Nitrate kali ở nồng độ 2%. Ở Thái Lan, Thiourea thường được dùng để kích thích mầm hoa, thúc đẩy quá trình ra hoa sau khi đã xử lý PBZ. Charnvichit (1989) cho biết Thiourea có thể thúc đẩy sự phá miên trạng và đạt tỉ lệ ra hoa từ 79,2% và 100% sau khi xử lý PBZ từ 106 và 120 ngày. Tương tự, Tongumpai và ctv. (1997) cho biết trên giống xoài Kiew Savoey, cây sẽ ra hoa 100% khi phun Thiourea ở nồng độ 0,5% ở giai đoạn 120 ngày sau khi tưới gốc PBZ với liều lượng 6 g a.i./cây. Tuy nhiên, nếu xử lý Thiourea trước 75 ngày sau khi tưới gốc PBZ thì cây sẽ ra đọt 100%.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?