<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Biện pháp khấc thân hay khoanh cành còn có tác dụng làm tăng sự đậu trái trên cây có múi do đặc tính tự bất dung hợp (self-incompatibility) hoặc thiếu hạt phấn có sức sống. Việc khấc thân hay khoanh cành chỉ là vết cắt của dao hay sứa chứ không lột cả lớp da như biện pháp “khứa cổ, lột da” để kích thích ra hoa trên cây nhãn tiêu da Bò. Furr và ctv. (1945) cho biết rằng cây hấp thu các chất dinh dưỡng bình thường trở lại sau khi khấc 2 tuần. Ở Tây Ban Nha, Gonzales-Sicilia (1963) cho biết biện pháp khấc trên cành chính cũng được áp dụng thành công để làm tăng sự đậu trái trên cây quýt Clementine. Việc khấc cành nhằm làm tăng sự đậu trái được thực hiện ngay sau khi hoa nở rộ. Krezdorn (1961) khi nghiên cứu thời điểm khấc cành ảnh hưởng lên sự đậu trái để nhận thấy khấc cành khi hoa nở rộ, rụng cánh 2/3, rụng cánh hoàn toàn, sau 2 hay 3 tuần đều có sự đáp ứng tương tự, tuy nhiên thời điểm hoa rụng cánh hoàn toàn là thời điểm thích hợp nhất. Shamel (1932) đạt được kết quả tốt nhất khi khấc ở cuối thời kỳ nở hoa. Hiệu quả làm tăng đậu trái của biện pháp khấc cành ở năm thứ nhất hầu như rất rõ ràng nhưng ảnh hưởng của biện pháp nầy lên năng suất của những năm tiếp theo cũng là điều đáng quan tâm. Allwright (1936) cho biết trên cây cam Washington navel 14 năm tuổi khi khấc cành thì năng suất tăng 14% trong năm đầu tiên, năm tiếp theo tăng 4%, năm thứ ba tăng 2,5% và năm thứ tư giảm 5% năng suất. Ngoài ra, việc khấc thân ở gần mặt mặt đất cũng có thể tạo điều kiện cho nấm gây bệnh thối gốc (xì mủ) tấn công. Giải thích về các kết quả nầy, nhiều tác giả cho rằng mạch libe không liền hoàn toàn sau khi khấc đã làm giảm từ từ khả năng vận chuyển các chất đồng hoá của cây.

Hình 4.2 Khấc thân kích thích xoài ra hoa
(a))) (b)
Hình 4.3 Xử lý ra hoa bằng biện pháp khấc thân. a) trên cây xoài; b) trên cây nhãn tiêu da Bò
Hình 4.4 Khấc thân trên cây nho sau khi đậu trái giúp cho trái phát triển tốt hơn

Điều khiển sự ra bằng hóa chất

Sự lưu ý chung

  • Có một số nhà sinh lý học thực vật đánh giá quá cao vai trò của các hợp chất ngoại sinh bởi vì cho tới thời điểm nầy chưa có hợp chất riêng lẻ nào tìm thấy thúc đẩy sự ra hoa trên các cây.
  • Trái lại, một số nhà nghiên cứu thì đánh giá hiệu quả thúc đẩy hoặc ngăn cản sự ra hoa của các chất ngoại sinh. Ngay cả khi những hiệu quả rõ ràng riêng lẻ cũng không đủ để kết luận rằng sự đáp ứng tương tự có thể được kiểm soát bởi mức các chất nội sinh trong những cây bình thường.
  • Jacols () đã đặt ra nguyên tắc PESIGS để trả lời câu hỏi “chất nào kiểm soát một quá trình sinh học được cho một cách bình thường"
  1. (Parallel-P) Sự thay đổi tương tự giữa một chất xuất hiện trong tự nhiên và quá trình được cho.
  2. (Excision-E) Sự cắt bởi nguồn tự nhiên của hóa chất với sự vắng mặt của chất nầy ở giai đoạn tiếp theo hoặc dùng sự đột biến hóa sinh hoặc những chất để khóa lại như là sự tương đương của sự cắt bớt.
  3. (Substitution-S) Sự thay thế của một hóa chất cho một cơ quan hoặc tế bào được chỉ ra trong tự nhiên, với sự phục hồi theo sau của quá trình.
  4. (Isolation- I) phân lập những chất nầy và chỉ ra hiệu quả của nó như trên cơ quan không bị biến đổi.
  5. (Generalization-G) Khái quát hóa kết quả bằng việc chỉ ra rằng 5 điểm khác nhau được giữ cho những loài khác.
  6. (Specificity-S): tính chất đặc trưng của hóa chất bằng việc kiểm định những trường hợp không hiệu quả của hóa chất.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Xử lý ra hoa. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10800/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?

Ask