<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Ngoài ra, việc tiếp xúc với hóa chất qua da, mắt, nuốt vào bụng hay hít vào phổi cũng có thể làm ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người sử dụng.

Do khả năng có thể gây cháy, nổ nên chlorate kali phải được sử dụng với một chất chống cháy hòa tan trong nước như Magnsium chloride (MgCl2) hoặc urê và phải được bảo quản rất kỹ trong điều kiện mát, khô ráo, ngăn cản sự cháy bằng cách tránh xa các chất acid, chất hữu cơ, lưu huỳnh, bột kim loại, muối ammonium và tránh xa các vùng có nguy cơ cháy.

* biện pháp xử lý

Tổng kết một số biện pháp xử lý ra hoa trên nhãn ở Thái Lan bằng Chlorate kali, Manochai và ctv. (2005) cho biết có thể tưới vào đất với liều lượng 4-8 g/m2 tùy theo giống, phun lên lá ở nồng độ 1.000 ppm hoặc tiêm vào thân với liều lượng 0,25 g/cm đường kính nhánh. Trong mùa lạnh và khô có tỉ lệ ra hoa cao (80-90%) hơn so với mùa mưa (dưới 50%). Xử lý khi lá 40-45 ngày tuổi. Xử lý bằng cách phun lê lá, Lê Văn Bé và ctv. (2003) nhận thấy ở nồng độ 2.000-4.000 ppm cây nhãn Da Bò ra hoa 100% sau khi xử lý 30 ngày. Mặc dù biện pháp xử lý bằng phương pháp tiêm vào thân không gây ảnh hưởng đến môi trường đất và làm chết rễ nhưng do khó áp dụng nên nhà vườn vẫn áp dụng biện pháp tưới vào đất. Theo Wong (2000) nồng độ xử lý KClO3 tùy thuộc vào một số yếu tố sau:

  • Tán cây: Tán cây càng rộng lượng hóa chất càng nhiều
  • Loại đất: Đất cát hiệu quả cao hơn đất sét
  • Nguồn nước: Cần thiết cho vùng mưa không đều
  • Sức khỏe của cây: Cây phải khỏe và miên trạng trong sự sinh trưởng dinh dưỡng
  • Sự quản lý vườn
  • Giống: Giống E-Daw xử lý 8 g/m2, trong khi giống Si-Chompoo xử lý 1-4 g/m2

* tác động bất lợi của chlorate kali

Hiện nay việc xử lý cho nhãn ra hoa bằng chlorate kali chủ yếu áp dụng biện pháp tưới vào gốc vì biện pháp phun lên lá làm lá rụng và hiệu quả kém hơn. Khi tưới chlorate kali vào đất, hóa chất sẽ được rẽ cây nhãn hấp thu và sau đó làm chết rễ. Rễ cây nhãn hấp thu hóa chất càng nhanh khi đất càng ẩm ướt. Nếu sau khi tưới hóa chất vào đất mà không tiếp tục tưới nước cho cây nhãn liên tiếp hai ba ngày sau thì hiệu quả hấp thu hóa chất vào rễ sẽ kém. Nói cách khác là tỉ lệ ra hoa sẽ thấp. Do hóa chất được hấp thu vào rễ trong đất nên hiệu quả của việc xử lý tùy thuộc vào đặc tính của đất. Việc chảy tràn do đất sét nặng hay bị thấm lậu do đất có thành phần cơ giới quá nhẹ sẽ làm giảm hiệu quả của hóa chất. Do tác động của chlorate kali là làm chết rễ, đặc biệt là ở các chóp rễ-nơi tổng hợp ra các chất điều hóa sinh trưởng chuyển lên thân, lá - có thể đã làm cho cây nhãn bị ‘stress’ và kích thích cây nhãn ra hoa. Như vậy khi tưới hóa chất vào đất với nồng độ càng cao sẽ làm cho rễ cây nhãn chết càng nhiều gây ra hiện tượng ‘stress’ trên cây nhãn càng mạnh có thể làm chết cây. Khảo sát tác động của chlorate kali lên sự biến đổi hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, Lê Văn Bé và ctv. (2003) nhận thấy 7 ngày sau khi xử lý hàm lượng đạm dễ tiêu dạng NH4+ tăng lên 18 lần, NO3- tăng 12 lần, lân dễ tiêu tăng 3 lần và kali trao đổi tăng một ít so với đối chứng. Tác giả cho rằng chlorate kali đã oxid hóa chất hữu cơ trong đất làm tăng các chất vô cơ nầy và đây có lẽ là ngyên nhân làm cho lá nhãn cây có xử lý chlorate kali có màu xanh một cách bất thường (tăng hàm lượng diệp lục tố) ở gai đọan ra hoa.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Xử lý ra hoa. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10800/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?

Ask