<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Sự khác nhau cơ bản của PBZ và Nitrat kali lên sự ra hoa xoài là Nitrate kali phá sự miên trạng mầm hoa, thúc đẩy sự phân hoá mầm hoa làm cho hoa phát triển trong khi PBZ thúc đẩy sự hình thành mầm hoa thông qua việc ức chế quá trình sinh tổng hợp GA, làm giảm nồng độ GA ở chồi ngọn (Tongumpai và ctv., 1991). Do đó, Nunẽz-Elisea và ctv. (1993) xử lý PBZ bằng cách phun lên lá ở nồng độ từ 1.000-2.000 ppm trong điều kiện chế độ nhiệt 30oC/25oC (ngày/đêm) cây xoài không ra hoa sau 75 ngày, trong khi nếu xử lý hoá chất trong điều kiện nhiệt độ 18oC/10oC thì cây ra hoa trên 90%. Điều nầy cho thấy rằng nhiệt độ thấp đã làm phá miên trạng và thúc đẩy sự ra hoa. Như vậy, PBZ chỉ có tác dụng thúc đẩy sự hình thành mầm hoa. Trần Văn Hâu (1997) nhận thấy khi xử lý ra hoa cho xoài cát Hoà Lộc 8 năm tuổi ở Cao Lãnh, Đồng Tháp bằng cách tưới Paclobutrazol vào đất ở liều lượng 5 g a.i/cây, cây xoài ra hoa sau 92 ngày mà không cần kích thích ra hoa mặc dù tỉ lệ ra hoa thấp (15,6%). Để xác định thời kỳ phá miên trạng, thúc đẩy sự ra hoa có hiệu quả nhất sau khi xử lý PBZ trên cây xoài Cát Hoà Lộc 5 năm tuổi, Nguyễn Thị Thuỳ Dung (2002) tưới PBZ vào đất ở liều lượng 4 g a.i/cây và sau đó kích thích ra hoa bằng Thiourea ở nồng độ 0,5% ở những thời điểm khác nhau. Kết quả cho thấy rằng kích thích ra hoa ở thời điểm 2 tháng sau khi xử lý PBZ có hiệu quả kích thích ra hoa, nhưng phát hoa ngắn, số hoa/phát thấp nên năng suất thấp hơn so với nghiệm thức kích thích ra hoa ở giai đoạn 3 tháng sau khi phun PBZ.
Kích thích ra hoa xoài Haden 4 năm tuổi bằng cách tưới PBZ vào đất ở các nồng độ 5-15 g a.i./cây, Ferrari và Sergent (1996) nhận thấy tất cả các nghiệm thức có xử lý PBZ đều cho tỉ lệ ra hoa cao hơn, thời gian ra hoa kéo dài hơn so với đối chứng, đặc biệt phát hoa xuất hiện ở dưới chồi ngọn và cả chồi nách mà đều nầy không xuất hiện ở nghiệm thức đối chứng. Trên cây xoài Alphonso 34 năm tuổi, xử lý PBZ vào tháng 7 với liều lượng từ 2,5-10 g a.i./cây giúp cho cây ra hoa sớm hơn cây đối chứng từ 11,4 - 28,8 ngày và đạt tỉ lệ ra hoa 70,3-91,6% so với 3% ở nghiệm thức đối chứng. Kết quả thí nghiệm nầy cho thấy rằng tỉ lệ ra hoa tăng dần khi tăng liều lượng PBZ từ 2,5 g a.i./cây đến 10 g a.i./cây (Burondkar và ctv., 1997). Ở Darwin thuộc miền Bắc nước Úc là vùng có khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ ấm làm cho giống xoài Kensington Pride ra hoa và đậu trái không ổn định. Blaikie và Kulkarni (2002) đã tiến hành khảo sát hiệu quả của việc xử lý PBZ bằng cách tưới vào đất hàng năm sau khi thu hoạch nhằm ức chế sự tổng hợp GA. Kết quả ở năm đầu tiên cho thấy biện pháp nầy đã làm cho cây xoài ra hoa sớm hơn nhiều tuần, hoa ra mạnh hơn và năng suất tăng 50% so với nghiệm thức đối chứng.
Salomon và Reveuni (1994) tìm thấy xử lý PBZ ở liều lượng 20, 60 và 240 mg/cây cho cây xoài 13-1 (xoài dùng làm gốc ghép của Israel) nhân giống từ hột được trồng trong chậu đạt tỉ lệ ra hoa 95-100% trong mùa xuân, 32 tháng sau khi nẩy mầm, tỉ lệ ra hoa không phụ thuộc vào liều lượng PBZ áp dụng so với 25% cây ra hoa ở cây không xử lý PBZ.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?