<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
- Điểm O là giao của C1C2 với đường o = 0,95 .
Hình 4.9 :Sơ đồ tuần hoàn 2 cấp có điều chỉnh độ ẩm trên I-d
* Xác định năng suất các thiết bị
(4-25)- Năng suất gió :L = LT + LN = LT1 + LT2 + LN
- Lượng không khí bổ sung LN được xác định căn cứ vào số lượng người và lưu lượng gió tươi cần thiết cung cấp cho một người trong một đơn vị thời gian:
LN = n..Vk (4-26)
trong đó n - Tổng số người trong phòng, người
Vk - Lượng không khí tươi cần cung cấp cho một người trong một đơn vị thời gian, tra theo bảng 2.7
- Xác định lưu lượng LT1 và LT2 căn cứ vào hệ phương trình sau
+ Theo quá trình hoà trộn ở buồng hoà trộn (3)
TC1 / C1N = LN / LT
+ Theo quá trình hoà trộn ở buồng hoà trộn (6)
OC2/C2C1 = LT2 / (L-LT2)
Từ vị trí của các điểm trên đồ thị I-d ta xác định được các tỉ lệ tương ứng.
- Năng suất lạnh của thiết bị xử lý:
Qo = (L-LT2).(IC1 - IO) , kW(4-27)
- Năng suất làm khô của thiết bị xử lý:
W = (L-LT2).(dC1 - dO) , kg/s(4-28)
* Kết luận:
Sơ đồ tuần hoàn 2 cấp có điều chỉnh độ ẩm có ưu điểm:
- Nhiệt độ và độ ẩm không khí thổi vào phòng có thể điều chỉnh để thỏa mãn điều kiện vệ sinh do đó không cần thiết bị sấy cấp II.
- Năng suất lạnh và năng suất làm khô yêu cầu của thiết bị xử lý giảm so với sơ đồ 1 cấp tương tự.
Sơ đồ này được sử dụng nhằm tiết kiệm năng lượng trong trường hợp cần tăng độ ẩm của không khí trong phòng nhưng vẫn tiết kiệm năng lượng.
Để không khí trong phòng đạt được trạng thái T(tT,T) ta có thể thực hiện bằng 2 cách:
* Cách 1 : Xử lý không khí đến trạng thái O nhất định nào đó và thổi vào phòng cho tự thay đổi trạng thái đến T(tT,T) theo quá trình OT (T = QT/WT )
Theo cách này ta có :
(4-29)- Năng suất gió :
(4-30)- Năng suất lạnh :
* Cách 2 : Xử lý không khí đến trạng thái O' với tO'<tO. Sau đó thổi không khí vào phòng cho không khí tự thay đổi trạng thái theo quá trình T đến T' , sau đó phun ẩm bổ sung để không khí thay đổi trạng thái đến T.
(4-31)- Năng suất gió :
(4-32)- Năng suất lạnh :
Vì IO’<IO nên dễ dàng suy ra Qo2<Qo1
* Kết luận :
- Việc phun ẩm bổ sung có thể áp dụng cho bất cứ sơ đồ nào và đem lại hiệu quả nhiệt cao hơn. Năng suất gió và lạnh đều giảm.
- Tuy nhiên phải có bố trí thêm thiết bị phun ẩm bổ sung trong phòng nên phải có chi phí bổ sung. Thực tế nó chỉ có thể áp dụng cho các phòng nhỏ và có yêu cầu đặc biệt về độ ẩm.
Khi nói đến sơ đồ mùa đông là nói đến sơ đồ dùng cho những ngày mà nhiệt độ không khí ngoài trời nhỏ hơn nhiệt độ không khí trong nhà. Để duy trì nhiệt độ trong nhà chúng ta phải tiến hành cấp nhiệt. Sơ đồ này thường chỉ sử dụng cho các tỉnh phía Bắc từ Thừa Thiên Huế trở ra. Các tỉnh thành từ Đà Nẵng trở vào không cần sơ đồ mùa đông vì mùa đông ở các tỉnh phía Nam nhiệt độ không thấp. Vì thế chúng ta không ngạc nhiên khi các hệ thống điều hoà có cấp nhiệt mùa đông chỉ được thiết kế và lắp đặt ở các tỉnh phía Bắc.
Các nguồn nhiệt và thiết bị thường được sử dụng để sưởi ấm mùa đông:
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình điều hòa không khí và thông gió' conversation and receive update notifications?