<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Liên quan đến bộ nhớ trong các máy tính song song, chúng ta có thể chia thành hai nhóm máy:
Nhóm máy thứ hai bao gồm các máy có bộ nhớ phân tán vật lý. Mỗi máy của nhóm này gồm có các nút, mỗi nút chứa một bộ xử lý, bộ nhớ, một vài ngã vào ra và một giao diện với hệ thống kết nối giữa các nút (hình III.10).
Hình III.10: Cấu trúc nền của một bộ nhớ phân tánBỘ XỬ LÝ + CACHEBỘ NHỚ TRONGI/OBỘ XỬ LÝ + CACHEBỘ NHỚ TRONGI/OBỘ XỬ LÝ + CACHEBỘ NHỚ TRONGI/OBỘ XỬ LÝ + CACHEBỘ NHỚ TRONGI/OBỘ XỬ LÝ + CACHEBỘ NHỚ TRONGI/OBỘ XỬ LÝ + CACHEBỘ NHỚ TRONGI/OHệ thống kết nốiL2 cacheHình III.9: Máy tính song song với bộ nhớ dùng chung, hệ thống bus dùng chungBộ xử lýL1 CacheL2 cacheBộ nhớ trongdùng chungĐiều hợp vào raĐiều hợp vào raĐiều hợp vào raBộ xử lýL1 CacheL2 cacheBộ xử lýL1 CacheBus dùng chungBus nối ngoại vi
Việc phân tán bộ nhớ cho các nút có hai điểm lợi. Trước hết, đây là một cách phân tán việc thâm nhập bộ nhớ. Thứ hai, cách này làm giảm thời gian chờ đợi lúc thâm nhập bộ nhớ cục bộ. Các lợi điểm trên làm cho kiến trúc có bộ nhớ phân tán được dùng cho các máy đa xử lý có một số ít bộ xử lý. Điểm bất lợi chính của kiến trúc máy tính này là việc trao đổi dữ liệu giữa các bộ xử lý trở nên phức tạp hơn và mất nhiều thời gian hơn vì các bộ xử lý không cùng chia sẻ một bộ nhớ trong chung. Cách thực hiện việc trao đổi thông tin giữa bộ xử lý và bộ nhớ trong, và kiến trúc logic của bộ nhớ phân tán là một tính chất đặc thù của các máy tính với bộ nhớ phân tán.
Có 2 phương pháp được dùng để truyền dữ liệu giữa các bộ xử lý.
i). Phương pháp thứ nhất là các bộ nhớ được phân chia một cách vật lý có thể được thâm nhập với một định vị chia sẻ một cách logic, nghĩa là nếu một bộ xử lý bất kỳ có quyền truy xuất, thì nó có thể truy xuất bất kỳ ô nhớ nào. Trong phương pháp này các máy được gọi có kiến trúc bộ nhớ chia sẻ phân tán (DSM: Distributed Sharing Memory). Từ bộ nhớ chia sẻ cho biết không gian định vị bị chia sẻ. Nghĩa là cùng một địa chỉ vật lý cho 2 bộ xử lý tường ứng với cùng một ô nhớ.
ii). Phương pháp thứ hai, không gian định vị bao gồm nhiều không gian định vị nhỏ không giao nhau và có thể được một bộ xử lý thâm nhập. Trong phương pháp này, một địa chỉ vật lý gắn với 2 máy khác nhau thì tương ứng với 2 ô nhớ khác nhau trong 2 bộ nhớ khác nhau. Mỗi mô-đun bộ xử lý-bộ nhớ thì cơ bản là một máy tính riêng biệt và các máy này được gọi là đa máy tính. Các máy này có thể gồm nhiều máy tính hoàn toàn riêng biệt và được nối vào nhau thành một mạng cục bộ.
Hình III.11: Tổ chức kết nối của máy tính song song có bộ nhớ phân tán
Kiến trúc song song phát triển mạnh trong thời gian gần đây do các lý do:
- Việc dùng xử lý song song đặc biệt trong lãnh vực tính toán khoa học và công nghệ. Trong các lãnh vực này người ta luôn cần đến máy tính có tính năng cao hơn.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình kiến trúc máy tính' conversation and receive update notifications?