<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Sau khi học xong chương này, sinh viên cần phải nắm:
Kiến thức và kĩ năng lập trình căn bản, kiến thức chương 2.
Kiểu dữ liệu sơ cấp là một kiểu dữ liệu mà các ÐTDL của nó là các ÐTDL sơ cấp.
Nói chung các ngôn ngữ lập trình đều có các kiểu dữ liệu sơ cấp sau: số nguyên (integer, int…), số thực (real, float, double…), ký tự (char, character…), logic (bool, boolean…) và kiểu liệt kê.
Thuộc tính cơ bản nhất của bất kỳ một ÐTDL sơ cấp nào chính là kiểu dữ liệu của nó. Ðối với một số kiểu dữ liệu cụ thể thì có thể có thêm các thuộc tính bổ sung để đặc trưng cho kiểu đó.
Tập hợp các giá trị của một kiểu dữ liệu sơ cấp luôn là một tập hợp có thứ tự và có một giá trị nhỏ nhất và một giá trị lớn nhất.
Chính nhờ tính chất có thứ tự của tập giá trị sơ cấp nên trong thao tác sắp xếp dữ liệu, khóa sắp xếp thường thuộc kiểu dữ liệu sơ cấp.
Ví dụ kiểu dữ liệu integer là một tập hợp hữu hạn các số nguyên (dĩ nhiên là có thứ tự), từ một số nguyên nhỏ nhất đến một số nguyên lớn nhất. Số nguyên nhỏ nhất và số nguyên lớn nhất là các số nguyên tương ứng với các giá trị nguyên nhỏ nhất và lớn nhất có thể biểu diễn một cách thuận tiện trong bộ nhớ của máy tính.
Do tập giá trị sơ cấp có thứ tự, nên trong tất cả các kiểu dữ liệu sơ cấp đều có các phép toán quan hệ. Ngoài ra còn có các phép toán nhận vào một số đối số thuộc kiểu sơ cấp và trả về một giá trị sơ cấp cùng kiểu. Tuy nhiên cần hết sức lưu ý rằng tập các giá trị sơ cấp có giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất, cho nên đôi khi giá trị trả về của phép toán không nằm trong giới hạn của tập giá trị sơ cấp, điều này sẽ gây ra sự sai sót trong chương trình.
Người ta thường sử dụng việc tổ chức dữ liệu dưới phần cứng của máy tính để biểu diễn cho các giá trị dữ liệu của kiểu dữ liệu sơ cấp.
Lý do của việc lựa chọn này rất đơn giản: Nếu biểu diễn bộ nhớ của phần cứng được sử dụng thì các phép toán cơ bản trên dữ liệu của kiểu này có thể được thực hiện bởi các phép toán do phần cứng cung cấp. Mà các phép toán được thiết kế bởi phần cứng sẽ có tốc độ thực hiện nhanh. Ngược lại, nếu ta sử dụng sự biểu diễn bởi phần mềm thì phải sử dụng các phép toán mô phỏng bởi phần mềm mà tốc độ thực hiện sẽ chậm hơn.
Tuy nhiên, việc sử dụng biểu diễn bởi phần cứng cũng có yếu điểm là tập các giá trị sẽ bị hạn chế.
Ví dụ để biểu diễn một số nguyên trong bộ nhớ, ta có thể sử dụng hai phương pháp:
1.- Sử dụng cách biểu diễn một số nguyên của phần cứng, chẳng hạn sử dụng 16 bit để biểu diễn cho một số nguyên. Với phương pháp này thì ta có thể sử dụng luôn các phép tính số học trên số nguyên (+, -, *, DIV, MOD) đã được thiết kế cho phần cứng. Ưu điểm của phương pháp này là các phép tính số học có tốc độ thực hiện nhanh. Nhược điểm của phương pháp là tập giá trị các số nguyên chỉ có 65535 số (từ -32768 đến 32767).
Notification Switch
Would you like to follow the 'Ngôn ngữ lập trình' conversation and receive update notifications?