<< Chapter < Page Chapter >> Page >
Trình bày đại cương về tiếp xúc điện

ĐẠI CƯƠNG VỀ TIẾP XÚC ĐIỆN

Khái niệm

Chỗ tiếp giáp giữa hai vật dẫn điện để cho dòng điện chạy từ vật dẫn này sang vật dẫn kia gọi là tiếp xúc điện. Bề mặt chỗ tiếp giáp của các vật dẫn điện gọi là bề mặt tiếp xúc điện.

Tiếp xúc điện chia ra làm ba dạng chính:

-Tiếp xúc cố định: là hai vật dẫn tiếp xúc liên kết chặt cứng bằng bulông, đinh vít, đinh rivê,...

-Tiếp xúc đóng mở: là tiếp xúc mà có thể làm cho dòng điện chạy hoặc ngừng chạy từ vật này sang vật khác (như các tiếp điểm trong thiết bị đóng cắt).

-Tiếp xúc trượt: là vật dẫn điện này có thể trượt trên bề mặt của vật dẫn điện kia (ví dụ như chổi than trượt trên vành góp máy điện).

Tiếp xúc đóng mở và tiếp xúc trượt đều có hai phần, phần động (gọi là tiếp điểm động) và phần tĩnh (gọi là tiếp điểm tĩnh).

Ba dạng tiếp xúc trên đều có thể tiến hành tiếp xúc dưới ba hình thức:

-Tiếp xúc điểm: là hai vật tiếp xúc với nhau chỉ ở một điểm hoặc trên bề mặt diện tích với đường kính rất nhỏ (như tiếp xúc hai hình cầu với nhau, hình cầu với mặt phẳng, hình nón với mặt phẳng,...)

-Tiếp xúc đường: là hai vật dẫn tiếp xúc với nhau theo một đường thẳng hoặc trên bề mặt rất hẹp (như tiếp xúc hình trụ với mặt phẳng, hình trụ với trụ,...)

-Tiếp xúc mặt: là hai vật dẫn điện tiếp xúc với nhau trên bề mặt rộng(ví dụ tiếp xúc mặt phẳng với mặt phẳng,...).

Các yêu cầu đối với tiếp xúc điện tùy thuộc ở công dụng, điều kiện làm việc, tuổi thọ yêu cầu của thiết bị và các yếu tố khác. Một yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới độ tin cậy làm việc và nhiệt độ phát nóng của tiếp xúc điện là điện trở tiếp xúc Rtx.

Điện trở tiếp xúc

Xét khi đặt hai vật dẫn tiếp xúc nhau(hình 2-1) , ta sẽ có diện tích bề mặt tiếp xúc :

Sbk= a . l.

Nhưng trên thực tế diện tích bề mặt tiếp xúc thực nhỏ hơn nhiều a.l vì giữa hai bề mặt tiếp xúc dù gia công thế nào thì vẫn có độ nhấp nhô, khi cho tiếp xúc hai vật với nhau thì chỉ có một số điểm trên tiếp giáp tiếp xúc. Do đó diện tích tiếp xúc thực nhỏ hơn nhiều diện tích tiếp xúc biểu kiến Sbk= a.l.

Diện tích tiếp xúc còn phụ thuộc vào lực ép lên trên tiếp điểm và vật liệu làm tiếp điểm, lực ép càng lớn thì diện tích tiếp xúc càng lớn.

Diện tích tiếp xúc thực ở một điểm(như mặt cầu tiếp xúc với mặt phẳng) xác định bởi:

S = F δ d size 12{ { {F} over {δ rSub { size 8{d} } } } } {} (2.1) Trong đó:

F là lực ép vào tiếp điểm [kg].

d d size 12{d rSub { size 8{d} } } {} là ứng suất chống dập nát của vật liệu làm tiếp điểm [kg/cm2].

Bảng 2.1: ứng suất chống dập nát của một số kim loại thông dụng

Kim loại Ứng suất d d size 12{d rSub { size 8{d} } } {} [N/cm2] Kim loại Ứng suất d d size 12{d rSub { size 8{d} } } {} [N/cm2]
bạc 30.400 đồng cứng (hợp kim) 51.000
đồng mềm 38.200 nhôm 88.300

Nếu tiếp xúc ở n điểm thì diện tích sẽ lớn lên n lần so với biểu thức (2.1).

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình thiết bị điện. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10823/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình thiết bị điện' conversation and receive update notifications?

Ask