<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG III
III.1Xét sự sắp xếp các khối dữ liệu và các khối parity trên bốn đĩa sau:
Trong đó các Bi biểu diễn các khối dữ liệu, các khối Pi biểu diễn các khối parity. Khối Pi là khối parity đối với các khối dữ liệu B4i - 3 , B4i - 2 , B4i - 1 , B4i . Hãy nêu các vấn đề gặp phải của cách sắp xếp này.
III.2Một sự mất điện xảy ra trong khi một khối đang được viết sẽ dẫn tới kết quả là khối đó có thể chỉ được viết một phần. Giả sử rằng khối được viết một phần có thể phát hiện được. Một viết khối nguyên tử là hoặc toàn bộ khối được viết hoặc không có gì được viết (không có khối được viết một phần). Hãy đề nghị những sơ đồ để có được các viết khối nguyên tử hiệu quả trên các sơ đồ RAID:
III.3Các hệ thống RAID tiêu biểu cho phép thay thế các đĩa hư không cần ngưng truy xuất hệ thống. Như vậy dữ liệu trong đĩa bị hư sẽ phải được tái tạo và viết lên đĩa thay thế trong khi hệ thống vẫn tiếp tục hoạt động. Với mức RAID nào thời lượng giao thoa giữa việc tái tạo và các truy xuất đĩa còn đang chạy là ít nhất ? Giải thích.
III.4Xét việc xoá mẩu tin 5 trong file:
So sánh các điều hay/dở tương đối của các kỹ thuật xoá sau:
III.5Vẽ cấu trúc của file:
Sau mỗi bước sau:
III.6Vẽ lại cấu trúc file:
Sau mỗi bước sau:
III.7Điều gì sẽ xảy ra nếu xen mẩu tin (Perryridge, A-999, 5000) vào file trong III.6.
III.8Vẽ lại cấu trúc file dưới đây sau mỗi bước sau:
III.9Nêu lên một ví dụ, trong đó phương pháp không gian dự trữ để biểu diễn các mẩu tin độ dài thay đổi phù hợp hơn phương pháp con trỏ.
III.10Nêu lên một ví dụ, trong đó phương pháp con trỏ để biểu diễn các mẩu tin độ dài thay đổi phù hợp hơn phương pháp không gian dự trữ.
III.11Nếu một khối trở nên rỗng sau khi xoá. Khối này được tái sử dụng vào mục đích gì ?
III.12Trong tổ chức file tuần tự, tại sao khối tràn được sử dụng thậm chí, tại thời điểm đang xét, chỉ có một mẩu tin tràn ?
III.13 Liệt kê các ưu điểm và nhược điểm của mỗi một trong các chiến lược lưu trữ CSDL quan hệ sau:
III.14Nêu một ví dụ biểu thức đại số quan hệ và một chiến lược xử lý vấn tin trong đó:
III.15Khi nào sử dụng chỉ mục đặc phù hợp hơn chỉ mục thưa ? Giải thích.
III.16Nêu các điểm khác nhau giữa chỉ mục sơ cấp và chỉ mục thứ cấp .
III.17Có thể có hai chỉ mục sơ cấp đối với hai khoá khác nhau trên cùng một quan hệ ? Giải thích.
III.18Xây dựng một B+-cây đối với tập các giá trị khoá: (2, 3, 5, 7, 11, 15, 19, 25, 29, 33, 37, 41, 47). Giả thiết ban đầu cây là rỗng và các giá trị được xen theo thứ tự tăng. Xét trong các trường hợp sau:
III.19Đối với mỗi B+-cây trong bài tập III.18 Bày tỏ các bước thực hiện trong các vấn tin sau:
III.20Đối với mỗi B+-cây trong bài tập III.18. Vẽ cây sau mỗi một trong dãy hoạt động sau:
III.21Cùng câu hỏi như trong III.18 nhưng đối với B-cây
III.22 Nêu và giải thích sự khác nhau giữa băm đóng và băm mở. Nêu các ưu, nhược điểm của mỗi kỹ thuật này.
III.23Điều gì gây ra sự tràn bucket trong một tổ chức file băm ? Làm gì để giảm sự tràn này ?
III.24Giả sử ta đang sử dụng băm có thể mở rộng trên một trên một file chứa các mẩu tin với các giá trị khoá tìm kiếm sau:
2, 3, 5, 7, 11, 17, 19, 23, 37, 31, 35, 41, 49, 55
Vẽ cấu trúc băm có thể mở rộng đối với file này nếu hàm băm là h(x) = x mod 8 và mỗi bucket có thể chứa nhiều nhất được ba mẩu tin.
III.25Vẽ lại cấu trúc băm có thể mở rộng trong bài tập III.24 sau mỗi bước sau:
Notification Switch
Would you like to follow the 'Hệ quản trị cơ sở dữ liệu' conversation and receive update notifications?