<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
a12 a23y1 y2 y3 a12 a23a32 y2 y3 a12 a23
H.3_3a : ĐHTTH gốc.
y2 (Nút ra gi?)
1 y2 y3 a12 a23
1 y2 y3 a12 a23a12 a23
y1 y2 y3 y3 a23
a32 y2 y3 a12 a23
H.3_3b: ĐHTTH cải biến với 2 nút giả .
Một cách tổng quát ta có thể thấy rằng, bất kỳ một nút nào không phải là nút vào đều có thể làm một nút ra theo cách trên. Tuy nhiên, ta không thể đổi một nút không phải là nút vào thành một nút vào theo cách tương tự. Thí dụ, nút y2 trong hình H.3_3a không phải là nút vào. Nhưng nếu ta cố đổi nó thành nút vào bằng cách thêm nút giả như H.3_4 thì phương trình mô tả tương quan tại nút y2 sẽ là:
y1y21a12a23a32y3y2
H.3_4.
y2 = y2 + a12y1 + a32 y3 (3.8)
Phương trình này khác với phương trình gốc, được viết từ hình H.3_3a:
y2 = a12 y1 + a32 y3 (3.9)
Trường hợp muốn chọn y2 là nút vào, ta phải viết lại phương trình nhân quả, với kiểu xếp đặt : các nguyên nhân nằm bên vế phải và hậu quả nằm bên vế trái. Sắp xếp phương trình (3.9) lại, ta có hai phương trình gốc cho ĐHTTH hình H. 3_3 như sau:
(3.10)
y3 = a32 y2 (3.11)
ĐHTTH cho hai phương trình trên, vẽ ở hình H.3_5.
a231/a12- a32/a12y3y1y2
H.3_5: ĐHTTH với y2 là nút vào.
3) Đường(path): Là sự nối tiếp liên tục theo một hướng của các nhánh , mà dọc theo nó không có một nút nào được đi qua quá một lần.
4) Đường trực tiếp (forward path): Là đường từ nút vào đến nút ra. Thí dụ ở ĐHTTH hình H.3_2d, y1 là nút vào, và có 4 nút ra khả dĩ : y2 , y3 , y4 và y5 . Đường trực tiếp giữa y1 và y2: là nhánh giữa y1 và y2. Có hai đường trực tiếp giữa y1 và y3: Đường 1, gồm các nhánh từ y1 đến y2 đến y3. Đường 2, gồm các nhánh từ y1 đến y2 đến y4 (ngang qua nhánh có độ lợi a24) và rồi trở về y3(ngang qua nhánh có độ lợi a43). Người đọc có thể xác định 2 đường trực tiếp từ y1 đến y4. Tương tự, có 3 đường trực tiếp từ y1 đến y5.
y3a32a23y3y2a43a23y4y3y4a44y4y2a24a32a43 5) Vòng(loop): Là một đường xuất phát và chấm dứt tại cùng một nút, dọc theo nó không có nút nào khác được bao quá một lần. Thí dụ, có 4 vòng ở ĐHTTH ở hình H.3_2d.
H.3_6: 4 vòng ở ĐHTTH của hình H.3_2d.
6) Độ lợi đường (path Gain) : Tích số độ lợi các nhánh được nằm trên một đường.
Thí dụ, độ lợi đường của đường y1- y2- y3- y4 trong hình H.3_2d là a12 a23 a34.
7) Độ lợi đường trực tiếp ( forward_path Gain) : Độ lợi đường của đường trực tiếp.
8) Độ lợi vòng (loop Gain) : Độ lợi đường của một vòng. Thí du, độ lợi vòng của vòng y2 - y3 - y4 - y2 trong hình H.3_2d là a24 a43 a32.
III. TÓM LƯỢC NHỮNG TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA ĐHTTH.
1. ĐHTTH chỉ áp dụng cho các hệ tuyến tính .
2. Các phương trình, mà dựa vào đó để vẽ ĐHTTH, phải là các phương trình đại số theo dạng hậu quả là hàm của nguyên nhân.
3. Các nút để biểu diễn các biến. Thông thường, các nút được sắp xếp từ trái sang phải, nối tiếp những nguyên nhân và hậu quả ngang qua hệ thống.
4. Tín hiệu truyền dọc theo nhánh, chỉ theo chiều mũi tên của nhánh.
5. Chiều của nhánh từ nút yk đến yj biểu diễn sự phụ thuộc của biến yj vào yk, nhưng không ngược lại.
6. Tín hiệu yk truyền dọc một nhánh giữa nút yk và yj thì được nhân bởi độ lợi của nhánh akj sao cho một tín hiệu akjyk nhận được tại nút yj .
Notification Switch
Would you like to follow the 'Cơ sở tự động học' conversation and receive update notifications?