<< Chapter < Page Chapter >> Page >

>>help bai21

Để thi hành script file vừa soạn, hãy nhập:

>>bai21

Soạn thảo script file có tên bai22.m để lập biểu đồ tổng số sinh viên Điện Tử - Tin học tốt nghiệp tại khoa Công nghệ Thông tin, Đại học Cần thơ từ năm 1996 đến 2001 với dữ liệu như sau:

Năm Kỹ sư Điện tử Kỹ sư Tin học
1996 38 48
1997 33 54
1998 36 120
1999 31 92
2000 60 110
2001 70 131

Nội dung của script file như sau:

%

% Lap bieu do tong so sinh vien Dien tu – Tin hoc tot nghiep tại

% Khoa Cong nghe Thong tin, Dai hoc Can tho, tu 1996-2001

%

svdt=[38 33 36 31 60 70];% sinh vien Dien tu

svth=[48 54 120 92 110 131];%sinh vien Tin hoc

nam=1996:2001;

subplot(211), bar(nam,svdt);

title('Sinh vien Dien tu tot nghiep tu 1996-2001');

subplot(212), bar(nam,svth);

title('Sinh vien Tin hoc tot nghiep tu 1996-2001');

Colormap(cool);

%

Thi hành file này từ cửa sổ lệnh. Sinh viên có thể dùng lệnh help bar để biết các thông số của hàm này và hiệu chỉnh (tùy thích) một số chức năng hiển thị của hàm bar trong file bai22.m.

  • Sinh viên hãy tạo một script file có tên bai23.m để vẽ các đồ thị trên hình 2.1.

Sử dụng các hàm xây dựng sẵn

Matlab hổ trợ một thư viện hàm rất phong phú, xây dựng trên các giải thuật nhanh và có độ chính xác cao. Ngoài các hàm cơ bản của Matlab, tập hợp các hàm dùng để giải quyết một ứng dụng chuyên biệt nào đó gọi là Toolbox, ví dụ: Xử lý số tín hiệu (Digital Signal Processing), Điều khiển tự động (Control), Mạng Nơron nhân tạo (Neural networks), …

Sinh viên xem lại giáo trình để biết thêm về các hàm. Ngoài ra, có thể dùng lệnh help để biết chức năng của toolbox và hàm cũng như cách thức sử dụng chúng.

help<ten toolbox>% chuc nang toolbox

>>help control % liet ke ham cua control toolbox

help<ten ham>% chuc nang ham

>>help plot% chuc nang ham plot

Ta có thể tìm kiếm các hàm liên quan bằng cách cung cấp cho hàm lookfor của Matlab một từ khóa:

lookfor<tu khoa tim kiem>

>>lookfor filter % tìm các hàm liên quan đến mạch lọc

***SORRY, THIS MEDIA TYPE IS NOT SUPPORTED.***

(Hình 2.1 – dùng cho câu III.1.3)

Hàm [Y I]=max(X) cho biết phần tử lớn nhất của vectơ (mãng) X với chỉ số tương tứng I.

>>help max

>>x=[1 5 9 7 6 4];

>>[y,i]=max(x)

y =

9

i =

3

Nghĩa là phần tử thứ i=3 của vectơ x có giá trị lớn nhất, y=9.

Hàm Y=exp(X), tính eX, kết quả trả về cho Y.

>>help exp

>>x=0:0.05:1;

>>y=exp(x);

>>stem(x,y)% giong ham plot nhung ve cho tin hieu roi rac

Giả sử ta muốn điều chế biên độ sóng mang được truyền hai băng cạnh (Double sideband transmission carrier Amplitude Modulation) với:

  • Tín hiệu điều chế X=0.2*sin(2*pi*t) với t:0:0.01:10
  • Tần số sóng mang fc=620KHz

Sinh viên hãy tìm hàm thích hợp và vẽ tín hiệu thu được sau khi điều chế, có dạng như hình 2.2:

Hình 2.2 – Tín hiệu thu được sau khi điều chế biên độ

Xây dựng hàm

Việc xây dựng hàm cũng được thực hiện tương tự như script file. Tuy nhiên, đối với hàm ta cần quan tâm đến các tham số truyền cho hàm và các kết quả trả về sau khi thực hiện. Có 3 điểm cần lưu ý:

  • Tên hàm phải được đặt trùng với tên file lưu trữ.
  • Phải có từ khóa function ở dòng đầu tiên.
  • Trong một hàm có thể xây dựng nhiều hàm con (điều này không có trong script file). Kết thúc hàm con phải có từ khóa end (điều này không cần trong hàm ‘cha’).

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Thí nghiệm cad (computer-aided design). OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10797/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Thí nghiệm cad (computer-aided design)' conversation and receive update notifications?

Ask