<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Ánh sáng
Hiện tượng quang chu kỳ ánh sáng được khám phá bởi Tournois năm 1914. Garner và Allard mở rộng sự quan sát trên nhiều loại cây trong vườn, cây kiểng trong giai đoạn từ 1920-1940. Về căn bản, sự đáp ứng của cây trồng với quang chu kỳ sáng được chia thành 3 loại: Cây ngày ngắn, cây ngày dài và cây trung tính. Sau đó 4 loại cây được thêm vào là cây ngày dài-ngắn, cây ngày ngắn-dài, cây trung gian và cây không thể hiện rõ quang chu kỳ (ambiphotoperiod).
Trong những cây đáp ứng với quang chu kỳ thì có cây đòi hỏi sự đáp ứng tuyệt đối và cây đòi hỏi không bắt buộc. Những cây đòi hỏi bắt buộc như cây ngày ngắn hay ngày dài thường có trị số tới hạn rất hẹp. Trong khi cây đòi hỏi chu kỳ sáng không bắt buộc thì có thể có hoặc không độ dài sáng tới hạn.
Khái niệm độ dài sáng tới hạn không khó nhưng độ dài sáng tới hạn có thể bổ sung bởi những yếu tố môi trường khác nhau như dinh dưỡng, nhiệt độ, sự thay đổi liên tục của ánh sáng và tuổi cây. Một yếu tố ảnh hưởng đến độ dài sáng tới hạn là số chu kỳ thích hợp được cho. Thí dụ như trường hợp cây ngày dài Lolium và Sinapis, độ dài sáng tới hạn cho cây được trồng liên tục dưới điều kiệu độ dài sáng thay đổi nhiều thì ngắn hơn nhiều giờ so với cây chỉ có một chu kỳ ngày dài. Tương tự, trên cây ngày ngắn Xanthium, độ dài sáng tới hạn thì dài hơn 1 giờ cho cây tiếp nhận 5 chu kỳ ngày ngắn liên tiếp hơn là cây chỉ nhận 1 chu kỳ như vậy.
Những quan sát thông thường cho thấy rằng một chế độ quang chu kỳ thích hợp đủ để gây ra một sự khởi phát hoa dù là cây được đưa trở lại từ điều kiện quang chu kỳ không thích hợp. Cây chỉ đòi hỏi một chu kỳ cảm ứng thì không bao giờ hình thành mầm hoa trong chu kỳ nầy nhưng chỉ một vài ngày sau khi đưa về điều kiện không cảm ứng ra hoa. Ở nhiều cây ngày ngắn và ngày dài, sự khởi phát hoa bắt đầu cùng lúc dù cây có nhận một sự cảm ứng tối thiểu hay tối hảo.
Sự cảm ứng (induction) rõ ràng là một quá trình tiến lên với một bản chất số lượng rõ ràng. Trường hợp cây ngày dài Silence areria, cây nầy có thể được kích thích cho ra hoa trong ngày dài, nhưng cũng trong ngày ngắn mà nhiệt độ tăng từ 20-32 oC. Bốn chu kỳ ngày ngắn ấm như vậy thì dưới ngưỡng cảm ứng nhưng khi chúng được đưa vào 2 ngày dài tiếp theo sự ra hoa xuất hiện trên phần lớn cây. Như vậy hiệu quả của việc xử lý với 2 ngưỡng thì được thêm vào và kết quả cuối cùng tùy thuộc rõ ràng vào mức độ đạt được của mỗi biện pháp xử lý. Nói cách khác, mức độ thay đổi của sự cảm ứng có thể nhận ra ngay cả trước khi một ngưỡng cho phép sự ra hoa tối thiểu đạt được. Hiên tượng nầy gọi là sự cảm ứng gián đoạn (fractional induction).
Một sự đáp ứng về số lượng tương tự thường được quan sát khi số chu kỳ cảm ứng được cho vượt quá yêu cầu tối thiểu để gây ra một sự hình thành hoa. Như vậy hoàn toàn có thể phát hiện và đo mức độ của sự cảm ứng quang kỳ mà dưới hoặc trên ngưỡng cần thiết cho sự bắt đầu của sự khởi phát hoa.
Quan trọng của cả quang kỳ và dạ kỳ
Cây Xanthium, cây ngày ngắn chỉ ra hoa khi dạ kỳ vượt quá 8,5 giờ. Người ta tìm thấy rằng cây không ra hoa khi đặt trong chu kỳ sáng/tối là 4/8 nhưng ra hoa trong chu kỳ 16/32. Như vậy cây chỉ ra hoa khi dạ kỳ vượt qua một giá trị tới hạn nào đó (8,5 giờ). Những nhà nghiên cứu khác cũng tìm thấy rằng sự gián đoạn dạ kỳ bằng sự chiếu sáng trong 1 phút thì hiệu quả của đêm dài bị vô hiệu. Nhưng trái lại làm gián đoạn quang kỳ bằng bóng tối trong một phút thì không có hiệu quả.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?