<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Bảng 2.7. pH tối ưu và giới hạn pH cho sự phát triển của vi sinh vật

pHVi sinh vật Min. Opt. Max.
Vi khuẩn 4,4 7,0 9,8
Nấm men 1,5 4,0 – 6,0 9,0
Nấm mốc 1,5 7,0 11,0

Tuy nhiên, có một vài trường hợp ngoại lệ. Vi khuẩn chịu axit như vi khuẩn axit lactic, axit acetic có thể phát triển ở pH<4,4. pH tối ưu cho sự phát triển của acid acetic trong khoảng 5,4-6,3 và của acid lactic từ 5,5-6,0. Vi khuẩn bazơ có thể phát triển ở môi trường pH kiềm. Vibrio parahaemolyticus phát triển ở khoảng pH từ 4,8-11,0 và Enterococcus phát triển ở khoảng pH từ 4,8-10,6.

b. Độ hoạt động của nước (aw)

Nước cần cho quá trình phát triển và trao đổi chất của vi sinh vật. Thông số quan trọng nhất dùng để đo lường nước là độ hoạt động của nước (aw).

Độ hoạt động của nước trong thực phẩm là tỉ số giữa áp suất hóa hơi riêng phần của nước trong thực phẩm (P) và áp suất hóa hơi riêng phần của nước tinh khiết (P­o) ở cùng nhiệt độ.

aw = P/Po

Giảm độ hoạt động của nước bằng cách giảm áp suất hóa hơi của thực phẩm. Điều này có thể thực hiện bằng cách cho bay hơi một phần nước hoặc bổ sung thêm các chất tan vào sản phẩm. Sự phát triển của các nhóm vi sinh vật khác nhau bị giới hạn bởi độ hoạt động của nước thấp.

Bảng 2.8. aw thấp nhất cho sự phát triển của vi sinh vật

Vi sinh vật aw thấp nhấp
Vi khuẩn gram âmgram dương 0,950,91
Nấm mốc 0,80
Nấm men 0,88

Tuy nhiên có một vài loại vi sinh vật đặc hiệu trong quá trình bảo quản cá có thể phát triển ở độ hoạt động của nước thấp. Có 3 dạng chủ yếu là dạng ưa muối, ưa khô và thẩm thấu. Dạng ưa muối không thể phát triển trong môi trường không muối và yêu cầu cung cấp lượng muối thường xuyên cho sự phát triển. Chúng thường là loại vi khuẩn có khả năng kháng muối cao hơn các loại vi sinh vật khác (độ hoạt động của nước thấp nhất aw = 0,75). Loại vi khuẩn ưa khô được định nghĩa là loại vi khuẩn có khả năng phát triển rất nhanh dưới điều kiện khô ở aw = 0,85 (độ hoạt động của nước thấp nhất aw = 0,6). Vi sinh vật ưa khô được biết đó là các loại nấm mốc và nấm men.

Vi sinh vật thẩm thấu có khả năng phát triển trong môi trường có áp suất thẩm thấu cao. Dạng thường được ứng dụng nhất là nấm men kháng đường, aw cần thiết cho sự phát triển giống với vi khuẩn thẩm thấu (aw thấp nhất = 0,6).

Cá, giáp xác và các loài thân mềm thường có aw>0,98.

c. Điện thế oxy hóa khử (Eh)

Vi sinh vật có ảnh hưởng đến thế oxy hóa khử của cá trong suốt quá trình phát triển. Đặc biệt xảy ra với vi khuẩn hiếu khí, khi vi khuẩn này phát triển làm cho Eh của cá giảm xuống thấp. Với vi khuẩn kỵ khí, hiện tượng này xảy ra không đáng kể. Khi vi khuẩn hiếu khí phát triển nó sẽ lấy hết O2 trong cá, làm cho Eh giảm xuống thấp. Kết quả làm cho môi trường trở nên thiếu chất oxy hóa và giàu chất khử.

Vi sinh vật phát triển ở giá trị Eh cao được gọi là vi sinh vật hiếu khí bắt buộc và những loài khác phát triển ở giá trị Eh thấp được gọi là vi sinh vật kỵ khí bắt buộc. Khác với vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí bắt buộc, vi sinh vật kỵ khí không bắt buộc có thể phát triển ở cả giá trị Eh cao và thấp bởi vì chúng có hệ điều khiển bằng cách đóng hoặc mở van để làm tăng hoặc giảm Eh hoặc có sự hiện diện hay không có sự hiện diện của oxy.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình công nghệ chế biến thủy hải sản. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10771/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình công nghệ chế biến thủy hải sản' conversation and receive update notifications?

Ask