<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
- hiệu suất của bộ thuỷ lực.
Làm sạch bằng phương pháp hoá học. Làm sạch bằng phương pháp hoá học thuộc phương pháp tách các chất bẩn bằng con đường liên kết hoá học bởi các chất phản ứng, khi chuyển thành các hợp chất mới thì các chất bẩn bị kết tủa hoặc bị tách ra ở dạng khí.
Làm sạch bằng phương pháp hoá - lý. Các quá trình kết tủa, kết bông, hút nước, tuyển nổi... đều thuộc các quá trình hoá - lý. Kết tủa được sử dụng khi lắng chất có dạng phân tán mịn. Thường sử dụng sunfit nhôm để làm chất đông tụ. Sử dụng kết bông để tăng cường quá trình kết tủa và để làm lắng các tiểu phần lơ lửng do sự tác động của các chất phản ứng hữu cơ và tổng hợp (ví dụ như benzen). Để tiến hành kết tủa sinh học và kết bông các chất hữu cơ ở dạng lơ lửng trong nước thải, thường sử dụng thiết bị có quá trình kết tủa sinh học và kết bông do nạp bùn hoạt tính và không khí. Thiết bị là một cái bể hình chữ nhật, sức chứa của nó phụ thuộc vào lượng nước thải chảy vào và thời gian có mặt của nó. Thời gian có mặt của nước thải trong thiết bị khi nạp mạnh không khí dao động từ 10 đến 20 phút. Sử dụng loại thiết bị này làm giảm lượng các chất hữu cơ trong nước thải dến 15%.
Trong quá trình hút nước, các bụi kết tụ trên bề mặt của các chất hút nước (ví dụ như than hoạt tính). Cơ sở của quá trình tuyển nổi ở chỗ: khả năng các hạt phân tán bị nhiễm bẩn cùng với các bọt không khí bảo hoà nổi lên trên bề mặt có dạng váng.
Làm sạch bằng phương pháp sinh học. Làm sạch bằng phương pháp sinh học dựa trên khả năng của các vi sinh vật tận dụng các chất hữu cơ có trong nước thải, thực chất là nguồn cacbon. Ngoài nguồn cacbon cho hoạt động sống của vi sinh vật cần có những nguồn khác như nitơ, phospho, kali. Chúng thường được bổ sung ở dạng muối khoáng. Tiến hành làm sạch bằng phương pháp sinh hoá hoặc là ở trong các điều kiện tự nhiên hoặc là trong các điều kiện nhân tạo. Các bể lọc sinh học đã được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp để làm sạch nước thải bằng phương pháp sinh học. Bể lọc sinh học
Hình 16.3. Bể lọc sinh học ba phòng1 5(hình 16.3) là bể chứa 1 có hai lô và ba phòng hình chữ nhật với bề sâu 3 6 m và các vách ngăn dọc cách đáy để chuyển đảo liên tục trong các khoang 6, 7, 8. Bên trong bể sinh học có các ống dẫn gió 2 với các bộ thông gió ở cuối ống 5. Cửa nước thải vào 3 được đặt ở phần bên trên của lô đầu, còn cửa ra 4 ở phần trên của lô thứ hai. Chiều dài của bể lớn hơn 10 lần chiều rộng và vào khoảng 50 150 m, thể tích hoạt động của lô từ 1500 đến 30000 m3, thời gian nước thải có mặt trong bể từ 8 đến 20 h. Khi nạp
không khí 5 m3/(m2h) BOD của nước thải có thể giảm từ 300 đến 15 mg O2/l.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp' conversation and receive update notifications?