<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Một vấn đề cần chú ý khi thi công lắp ráp xi phông là phải bảo đảm đường ống xi phông thật kín, vì nếu không khí lọt vào sẽ làm cho dòng chảy bị rối và tăng tổn thất thủy lực bể tháo. Lượng không khí trong nước càng tăng thì mực nước và độ chân không càng giảm làm cho xi phông làm việc như đập tràn, cột nước bơm tăng lên;

- Tốc độ miệng ra xi phông nên lấy 1 ... 1,5 m/s, miệng ra nên làm hình chữ nhật, từ họng xi phông đến miệng ra nên làm loe trên bình đồ với góc loe 100;

- Ống nối với xi phông không nên đặt quá dốc, thường lấy 15 ... 180để khỏi trượt

- Độ dốc nhánh lên và nhánh xuống của xi phông nếu lấy càng dốc thì tuy giảm khối lượng nhưng lại tăng tổn thất thủy lực, thường nhánh lên thoải hơn nhánh xuống. Độ dốc nhánh xuống thường lấy 1:1 hoặc nhỏ hơn;

- Khoảng cách từ miệng ra xi phông đến đáy bể tháo theo đường tim nên lấy bằng ( 0,5 ... 1,25 ) h ( hoặc D0 ). Để tránh va đập dòng nước rơi xuống đáy nên nối tiếp với đáy một đoạn cong thuận;

- Chiều dài và bề rộng bể tiêu năng của bể tháo xi phông tính toán như bể tháo thông thường đã trình bày ở trên. Chiề̀u dài đoạn kênh tháo cần bảo vệ nên lấy lớn gấp 1,5 ... 2 lần bể tháo thông thường vì sự phân bố vận tốc dòng chảy ở đây phức tạp hơn.

2. Các loại van phá chân không và nguyên lý làm việc

Van phá chân không là bộ phận bảo đảm cho xi phông cấp nước ( tích chân không ) khi bơm nước và ngắt dòng chảy ngược ( phá chân không ) từ bể tháo về ống đẩy khi ngừng máy, nếu không có van phá chân không sẽ không ngắt được dòng chảy ngược.

Yêu cầu đặt ra đối với van phá chân không:

- Làm việc bảo đảm, bền và thuận lợi;

- Có cấu tạo đơn giản, giá thành hạ;

- Bảo đảm mồi nước nhanh và phá chân không nhanh;

- Tổn thất thủy lực nhỏ nhất;

- Làm việc tự động;

- Đóng kín không cho không khí lọt vào họng xi phông khi đưa nước lên bể tháo

Van phá chân không về nguyên tắc tác động có thể chia ra: loại thủy lực và cơ khí. Mỗi van đều có lỗ để nạp khí vào xi phông ( khi phá chân không ) và tháo khí ra khỏi ống đẩy ( khi nạp chân không ). Sau đây trình bày hai loại van nói trên.

a - Van thủy lực phá chân không.

Hình 12 - 23. Các sơ đồ van thủy lực phá chân không.

1- ống đo áp, 2 - ống dẫn khí ;3- ống nối.

Đây là loại van có kết cấu đơn giản, gồm có: một ống trụ 1 và ống dẫn khí 2. Ống dẫn khí 2 một đầu đặt vào giữa mặt cắt họng xi phông và đầu khác nhúng vào trong ống trụ 2. Nguyên tắc hoạt động của van thủy lực phá chân không như ( Hình a ).Van thủy lực phá chân không làm việc theo nguyên tắc sau đây:

- Khi máy bơm làm việc, nước chảy qua ngưỡng xi phông vào bể tháo. Lúc đầu nước dâng qua ngưỡng của họng xi phông đẩy không khí trong xi phông theo ống dẫn không khí 2 vào ống trụ 1 và thoát ra ngoài ống trụ, tiếp theo nước cũng theo ống 2 vào ống trụ làm cho mực nước trong ống trụ dâng lên bịt kín cửa ra của ống 2 ngăn cách họng xi phông với khí trời, bắt đầu quá trình nạp chân không để tăng khả năng tháo nước vào bể tháo.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Máy bơm và trạm bơm. OpenStax CNX. Aug 14, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10934/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Máy bơm và trạm bơm' conversation and receive update notifications?

Ask