<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Hình 11-18: Sơ đồ kết cấu của bình chứa đàn hồi có thổi tự động trong dầu1. Tiếp điểm cố định; 2. Bộ lò xo; 3. Chi tiết làm việc của bộ phận dập hồ quang; 4. Ống đệm5. Tiếp điểm di động; 6. Vòng đàn hồi
Tùy thuộc vào số lượng, vị trí tương hỗ của các tiếp điểm có trong bình chứa và vào trình tự lúc ngắt, buồng dập hồ quang có thể có nhiều phương án kết cấu khác nhau, thí dụ:
- Bình chứa có một khoảng ngắt chính của các tiếp điểm.
- Bình chứa có nhiều khoảng ngắt, có cùng điều kiện dập tắt hồ quang.
- Bình chứa có một khoảng ngắt chính và một khoảng ngắt phụ.
- Bình chứa có nhiều khoảng ngắt chính và nhiều khoảng ngắt phụ.
Khi trong bình chứa có khoảng ngắt phụ tạo được điều kiện phát sinh hơi ổn định trong vùng xác định của buồng dập hồ quang, một số trường hợp dập tắt hồ quang được đẩy mạnh ở khoảng ngắt chính.
Nhiều khoảng ngắt được áp dụng trong trường hợp điện áp làm việc rất cao và mục đích hạn chế của điện áp sinh ra trong lúc ngắt dòng điện cảm ứng nhỏ, một phần của các khoảng ngắt đó được nối shun bằng điện trở.
Với các điều kiện khác giống nhau khả năng dập hồ quang của các thiết bị đang xét ở mức độ cao được xác định bằng các kích thước, hình dạng và bố trí tương hỗ các rãnh làm việc của bình chứa.
Hướng của luồng khí dọc trục hay vuông góc với trục thân hồ quang tùy thuộc cách bố trí các rãnh. Trong các bình chứa hướng áp dụng các dạng thổi sau: thổi dọc (hình 11-17a, c), thổi ngang (hình 11-17e, b, g), thổi hỗn hợp (hình 11-17d) và thổi ngang ngược chiều (hình 11-17đ). Dựa vào điện áp định mức công suất ngắt so sánh kinh tế để chọn kiểu thổi. Một số bình chứa có thổi tự động có bổ sung thổi dầu cưỡng bức phải có thêm một bộ phận cơ khí.
Chúng ta sẽ qui định một số qui tắc ban đầu để tính toán các bình chứa có thổi tự động trong dầu. Trong trường hợp chung khi ngắt chu trình làm việc của bình chứa có thể chia ra làm ba giai đoạn chính.
Hình 11-19Sơ đồ các giai đoạn chính chu trình làm việc của thiết bị dập hồ quang thổi tự động trong dầua) Hồ quang cháy trong bong bóng khí hơi khép kínb) Hỗn hợp khí hơi cháy qua vùng dập hồ quangc) Để dầu vào bình chứa sau khi dập tắt hồ quangGiai đoạn thứ 1: sau khi các tiếp điểm tách rời nhau hồ quang cháy trong buồng khí (hình 11-19a). Trong giai đoạn này nhờ năng lượng tỏa ra từ hồ quang mà trữ lượng hỗn hợp khí hơi nén trong bình chứa tăng đến áp suất có thể dập tắt hồ quang ở các rãnh.
Giai đoạn thứ 2: (hình 11-19b) kể từ thời điểm hỗn hợp khí hơi bắt đầu chảy từ vùng bong bóng khí hơi qua các rãnh ra khỏi bình chứa. Giai đoạn này biểu hiện sự thay đổi áp suất khí trong bình chứa ở các rãnh và cường độ cháy của hỗn hợp. Giai đoạn này kết thúc bằng sự phục hồi độ bền điện của khoảng trống giữa các tiếp điểm, như vậy giai đoạn thứ hai là giai đoạn chủ yếu.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình thiết bị điện' conversation and receive update notifications?