<< Chapter < Page Chapter >> Page >
Học xong chương này, sinh viên sẽ nắm được các vấn đề sau: + Khái niệm về kiểu dữ liệu “con trỏ”.+ Cách khai báo và cách sử dụng biến kiểu con trỏ. + Mối quan hệ giữa mảng và con trỏ.

Giới thiệu kiểu dữ liệu con trỏ

Các biến chúng ta đã biết và sử dụng trước đây đều là biến có kích thước và kiểu dữ liệu xác định. Người ta gọi các biến kiểu này là biến tĩnh. Khi khai báo biến tĩnh, một lượng ô nhớ cho các biến này sẽ được cấp phát mà không cần biết trong quá trình thực thi chương trình có sử dụng hết lượng ô nhớ này hay không. Mặt khác, các biến tĩnh dạng này sẽ tồn tại trong suốt thời gian thực thi chương trình dù có những biến mà chương trình chỉ sử dụng 1 lần rồi bỏ.

Một số hạn chế có thể gặp phải khi sử dụng các biến tĩnh:

  • Cấp phát ô nhớ dư, gây ra lãng phí ô nhớ.
  • Cấp phát ô nhớ thiếu, chương trình thực thi bị lỗi.

Để tránh những hạn chế trên, ngôn ngữ C cung cấp cho ta một loại biến đặc biệt gọi là biến động với các đặc điểm sau:

  • Chỉ phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình chứ không phát sinh lúc bắt đầu chương trình.
  • Khi chạy chương trình, kích thước của biến, vùng nhớ và địa chỉ vùng nhớ được cấp phát cho biến có thể thay đổi.
  • Sau khi sử dụng xong có thể giải phóng để tiết kiệm chỗ trong bộ nhớ.

Tuy nhiên các biến động không có địa chỉ nhất định nên ta không thể truy cập đến chúng được. Vì thế, ngôn ngữ C lại cung cấp cho ta một loại biến đặc biệt nữa để khắc phục tình trạng này, đó là biến con trỏ (pointer) với các đặc điểm:

  • Biến con trỏ không chứa dữ liệu mà chỉ chứa địa chỉ của dữ liệu hay chứa địa chỉ của ô nhớ chứa dữ liệu.
  • Kích thước của biến con trỏ không phụ thuộc vào kiểu dữ liệu, luôn có kích thước cố định là 2 byte.

Khai báo và sử dụng biến con trỏ

Khai báo biến con trỏ

Cú pháp:<Kiểu>*<Tên con trỏ>

Ý nghĩa: Khai báo một biến có tên là Tên con trỏ dùng để chứa địa chỉ của các biến có kiểu Kiểu.

Ví dụ 1: Khai báo 2 biến a,b có kiểu int và 2 biến pa, pb là 2 biến con trỏ kiểu int.

int a, b, *pa, *pb;

Ví dụ 2: Khai báo biến f kiểu float và biến pf là con trỏ float

float f, *pf;

Ghi chú: Nếu chưa muốn khai báo kiểu dữ liệu mà con trỏ ptr đang chỉ đến, ta sử dụng:

void *ptr;

Sau đó, nếu ta muốn con trỏ ptr chỉ đến kiểu dữ liệu gì cũng được. Tác dụng của khai báo này là chỉ dành ra 2 bytes trong bộ nhớ để cấp phát cho biến con trỏ ptr.

Các thao tác trên con trỏ

Gán địa chỉ của biến cho biến con trỏ

Toán tử&dùng để định vị con trỏ đến địa chỉ của một biến đang làm việc.

Cú pháp:<Tên biến con trỏ>=&<Tên biến>

Giải thích: Ta gán địa chỉ của biến Tên biến cho con trỏ Tên biến con trỏ.

Ví dụ: Gán địa chỉ của biến a cho con trỏ pa, gán địa chỉ của biến b cho con trỏ pb.

pa=&a; pb=&b;

Lúc này, hình ảnh của các biến trong bộ nhớ được mô tả:

a b Bộ nhớ
pa pb 2 byte 2 byte

Lưu ý:

Khi gán địa chỉ của biến tĩnh cho con trỏ cần phải lưu ý kiểu dữ liệu của chúng. Ví dụ sau đây không đúng do không tương thích kiểu:

int Bien_Nguyen;

float *Con_Tro_Thuc;

...

Con_Tro_Thuc=&Bien_Nguyen;

Phép gán ở đây là sai vì Con_Tro_Thuc là một con trỏ kiểu float (nó chỉ có thể chứa được địa chỉ của biến kiểu float); trong khi đó, Bien_Nguyen có kiểu int.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Cấu trúc dữ liệu. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10766/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Cấu trúc dữ liệu' conversation and receive update notifications?

Ask