Trước mắt chưa có thể xác định học phí cho đào tạo Tiến sĩ nhưng dự kiến cũng sẽ khoảng gấp vài lần so với đào tạo thông thường trong nước.
Ngoài ra khoa sẽ vận động sự hỗ trợ của một số tổ chức trong nước và ngoài nước để có thêm nguồn kinh phí cấp học bổng cho học viên và phụ vào chi phí ăn ở cho các giảng viên nước ngoài.
1. NHU CẦU KINH TẾ XÃ HỘI và MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Nhu cầu kinh tế xã hội
- Trên thế giới hai công nghiệp bán dẫn và linh kiện điện tử đã vượt qua hai công nghiệp truyền thống khổng lồ là sắt thép và ô tô.
- Trên thế giới nhu cầu vi mạch trong 11 năm, 1990 – 2000, đã tăng 5 lần, từ 54,5 tỷ USD lên 250 tỷ USD. Với đà tăng này nhu cầu sẽ vào khoảng 1000 tỷ USD năm 2010. Phần chia cho Việt Nam tính theo đầu người là 16 tỷ USD.
- Ngày nay gần như lĩnh vực nào cũng dùng các vi mạch (chip) điện tử: đồ chơi, điện tử tiêu dùng, điện thoại di động, máy tính, viễn thông, quân sự, y tế...
- Vi điện tử đã đóng góp vào sự phát triển vượt bậc của nhiều nước châu Á trong vài chục năm qua. Trước tiên là Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, sau là Mã Lai, Phi-lip-pin rồi Trung Quốc...
- ĐHQG TP.HCM, khu công nghệ cao TP.HCM, nhiều công ty như Renesas, Intel, Global Cybersoft, SDS, Nidec... có nhu cầu tuyển dụng Cử nhân, Kỹ sư và Thạc sĩ về Vi điện tử.
- Nhiều trường Đại học muốn đào tạo về vi điện tử nhưng thiếu giảng viên.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ về Vi điện tử bao gồm thiết kế vi mạch và sản xuất vi mạch làm việc ở công nghiệp, các trường Đại học, viện nghiên cứu...
Chương trình cung cấp kiến thức nâng cao về vật lý linh kiện điện tử, kỹ năng thiết kế vi mạch và công nghệ sản xuất. Đây là cầu nối giữa Đại học và doanh nghiệp, kết hợp chương trình đào tạo hàn lâm và các hạt động sản xuất. Mục đích là đào tạo nguồn nhân lực được trang bị những kiến thức mới phù hợp với thực tế sản xuất hoặc đào tạo và nghiên cứu khoa học.
2. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH và KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
- Việc đào tạo sau đại học sẽ theo các quy định của ĐHQG TP.HCM.
Chương trình Cao học đào tạo Thạc sĩ :
- Kiến thức chung (tin học, ngoại ngữ):18 đvht
Số đvht có thể giảm xuống tùy thuộc quy định của ĐHQG TP.HCM.
- Kiến thức chuyên ngành bắt buộc : 30-33 đvht
- Kiến thức chuyên ngành tự chọn: 8-10 đvht
- Thực tập/tập sự tốt nghiệp: 5 đvht
- Luận văn: 20 đvht
Tổng cộng khoảng 85 đvht.
Phương thức đào tạo
- Đào tạo tập trung 2 năm hoặc bán tập trung 3 năm.
- Đào tạo bằng tiếng Anh (giảng dạy và tài liệu học tập, tham khảo đều là tiếng Anh).
Kế hoạch đào tạo
- Các học viên trúng tuyển học tăng cường tiếng Anh kỹ thuật trong 3 tháng (200 tiết, tương đương 12 đvht) rồi học chuyên môn. Học viên không phải học môn ngoại ngữ trong chương trình Cao học thông thường nữa. Ngoài ra các học viên tự học thêm tiếng Anh để đạt chứng chỉ C hoặc hơn sau 12 tháng đối với hệ tập trung 2 năm hoặc sau 18 tháng đến với hệ bán tập trung 3 năm. Kế hoạch này có thể thay đổi nếu thực tế cho thấy chưa phù hợp, hoặc được trường ĐHKHTN quy định khác đi.
- Tổ chức thành nhóm học phần (6-7 nhóm) theo như đang áp dụng ở trường ĐHKHTN, tuy nhiên thời biểu phải linh hoạt để thích ứng với lịch công tác đột xuất của Giáo sư thỉnh giảng.