<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Khi dùng bản đồ để làm tài liệu thành lập bản đồ khác cần phải biết đích xác về phép chiếu bản đồ để có thể thực hiện các phép chuyển đổi các đối tượng sang hệ toạ độ của bản đồ thành lập. Ngoài ra có các phép chiếu như sau:
Phép chiếu Gauss- Kriugera là phép chiếu hình trụ ngang giữa góc dùng để tính toạ độ của mạng lưới trắc địa cũng như tính toán lưới toạ độ bản đồ dùng cho bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. Bề mặt trái đất được biểu diễn theo từng múi kinh tuyến, theo vĩ độ, múi lấy từ cực này tới cực kia, còn theo kinh độ thường lấy kéo dài từ 30 đến 60. Kinh vĩ tuyến được biểu thị bằng những đường cong, trừ xích đạo và kinh tuyến trục. Mỗi múi có gốc toạ độ riêng, cho phép ta thu nhỏ sai số trên lưới chiếu.
Ở Việt Nam, lưới chiếu Gauss- Kriugera được sử dụng rộng rãi áp dụng phép chiếu với múi 6 0 cho các bản đồ từ 1: 10.000 đến 1: 500.000.
Áp dụng với múi chiếu 30 cho các bản đồ 1: 5.000 và lớn hơn. Lãnh thổ Việt Nam nằm trong các múi 60 thứ 18, 19 tính từ kinh tuyến Greenwich, gốc toạ độ của mỗi múi là điểm giao nhau của xích đạo và kinh tuyến trục, kinh tuyến trục là trục X, xích đạo là trục Y. Để tránh tung độ (Y), âm (-), người ta cộng thêm vào tung độ giá trị 500.000m.
Nhiều khi người ta ghi số chỉ tên múi vào đầu giá trị y:
Ví dụ: y = 18 586 000
Y = 19 237 000
Hệ toạ độ Gauss- Kriugera là hệ toạ độ vuông góc phẳng, sử dụng phép chiếu Gauss- Kriugera để tính toán mạng lưới cơ sở trắc địa theo toạ độ địa lý tính trong Elipxoid Krassobski
Lưới chiếu UTM là cùng một dạng công thức lưới chiếu giữ góc Gauxơ Krugơ. Ưu điểm của lưới chiếu là chỉ cần một bài toán cho một múi lưới chiếu là có thể giải quyết việc biên chế bản đồ địa hình cho phạm vi toàn cầu. Nhược điểm là không thể chia múi nhỏ theo hệ phân đối múi lưới chiếu Gauxơ.
Nói tóm lại khi dùng phương pháp chiếu đồ chuyển các đối tượng địa lý từ bề mặt cầu của quả đất lên mặt phẳng sẽ có những điểm, đường, diện tích, góc không có sai số hoặc rất nhỏ, không đáng kể, nhưng cũng có chỗ bị co lại hoặc giãn ra, hình dáng chúng bị méo mó đi mà người ta thường gọi là biến dạng bản đồ. Đó là sự phá vỡ các tính chất hình học - chiều dài đường thẳng, góc, hình dạng và diện tích các đối tượng trên bề mặt đất - trong biến dạng của chúng trên mặt phẳng.
Phép chiếu UTM là phép chiếu hình trụ ngang đồng góc thoả mãn điều kiện: kinh tuyến giữa là đường thẳng và trục đối xứng
Trong phép chiếu UTM, có 2 đường chuẩn, giá trị m0 = 1. Hai đường chuẩn này đối xứng với nhau qua kinh tuyến trục và cắt xích đạo tại những điểm cách kinh tuyến giữa một khoảng 10 30. Do đó các trị số biến dạng trong phép chiếu UTM nhỏ hơn trong phép chiếu Gauss.
Nếu dùng Elipxoid có kích thước và định tâm giống nhau thì sự chuyển đổi giữa hai phép chiếu Gauss- Kriugera và UTM sẽ rất đơn giản. Lưới chiếu UTM ở Việt Nam múi 60 được áp dụng thành lập bản đồ địa hình thời kỳ trước năm 1975 bằng phương pháp chụp ảnh hàng không. Do sử dụng Elipxoid Everest 1830 việc chuyển đổi giữa hai phép chiếu trở nên phức tạp và làm hạn chế khái niệm sử dụng tài liệu bản đồ với toạ độ UTM.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Hệ thống thông tin địa lý' conversation and receive update notifications?