<< Chapter < Page Chapter >> Page >
  1. Ranh giới hành chính - chính trị

Bao gồm ranh giới quốc gia và ranh giới cấp hành chính tuỳ thuộc vào vào tỷ lệ và mục đích sử dụng của bản đồ.

  1. Cơ sở thiên văn- trắc địa và điểm định hướng (bản đồ địa hình)

Địa vật định hướng là những đối tượng cho phép ta xác định vị trí nhanh chóng và chính xác trên bản đồ thường được biểu tượng bằng các đối tượng phi tỷ lệ trên thực tế là những địa vật dễ nhận biết (ngã ba, ngã tư đường sá, giếng ở xa khu dân cư...) hoặc nhô cao so với mặt đất.

Các điểm thuộc lưới khống chế cơ sở được biểu thị với mức độ chi tiết và độ chính xác phụ thuộc vào tỷ lệ cũng như mức độ sử dụng của bản đồ

  1. Ghi chú trên bản đồ

Ghi chú trên bản đồ là các chữ viết nhằm giải thích theo ký hiệu, các địa danh, tên các đối tượng. Chúng kết hợp với ký hiệu trên bản đồ và làm phong phú nội dung của bản đồ. Ghi chú bản đồ giúp chúng ta khái quát nội dung của bản đồ cũng như phân biệt các đối tượng.

* Phân loại ghi chú trên bản đồ:

Có nhiều loại ghi chú khác nhau

  • Tên riêng của các đối tượng: tên thành phố, tên tỉnh, ...
  • Ghi chú chỉ dẫn
  • Ghi chú giải thích tính chất của các đối tượng, thuật ngữ địa lý, các đặc trưng về số lượng, chất lượng ...
  • Ghi chú có khả năng chuyển tải thông tin bằng font chữ, kích thước, màu sắc, định hướng ...Ghi chú thường được bố trí gần với các đối tượng liên quan
  • Lớp phủ thực vật - thổ nhường

Trên bản đồ biểu thị các loại rừng, cây bụi, vườn cây, đồn điền, ruộng muối, đất mặn, đầm lầy. Ranh giới các khu vực được biểu thị chính xác về phương diện đồ hoạ, các loại thực vật và thổ nhường khác nhau được thể hiện bằng ký hiệu qui ước đặc trưng.

Ví dụ: Đầm lầy phân ra thành đầm lầy qua được, đầm lầy không qua được và khó qua. Rừng, rừng già, rừng thưa, rừng non, rừng mới trồng ... Các loại thực vật tự nhiên và người trồng ...

Trên bản đồ chuyên đề lớp phủ thực vật và thổ nhường thường không được thể hiện hoặc thể hiện sơ lược phụ thuộc vào nội dung, tỷ lệ và mục đích sử dụng của bản đồ.

Ranh giới hành chánhMạng lưới sông rạchLoại đấtHiện trạngCao độBản đồ nềnToạ độ điểm tham khảo

Hình .2.3: Mô hình các lớp dữ liệu trong GIS

Cơ sở toán học của bản đồ địa lý

Bao gồm:

  • Tỷ lệ
  • Cơ sở trắc địa và thiên văn
  • Lưới kinh - vĩ tuyến và các lưới toạ độ khác
  • Bố cục bản đồ và khung bản đồ
  • Hệ thống chia mảnh
  • Số liệu

a. Tỉ lệ bản đồ (map scale)

Tỷ lệ bản đồ thường được hiểu là tỷ lệ độ dài của một đường trên bản đồ và độ dài thực của nó trên thực địa. Trên bình đồ biểu thị một khu vực nhỏ của bề mặt trái đất, ảnh hưởng của độ cong trái đất trên bản đồ là không đáng kể nên tỷ lệ trên toàn bản đồ là như nhau. Trên bản đồ những khu vực lớn hơn, độ cong của trái đất gây nên sự biến dạng trong biểu thị các các đối tượng nên tỷ lệ bản đồ là đại lượng thay đổi từ điểm này sang điểm khác hay thậm chí trên cùng một điểm cũng thay đổi theo các hướng khác nhau. Tỷ lệ chính của bản đồ (được ghi trên bản đồ) được bảo toàn ở một số điểm và một số hướng tuỳ thuộc vào phép chiếu. Ta hiểu tỷ lệ của bản đồ là mức độ thu nhỏ của bề mặt trái đất khi biểu diễn lên bản đồ.

Tỉ lệ bản đồ nói lên mức độ chi tiết các thành phần có thể biểu hiện được trên bản đồ và kích thước các chi tiết có thể đo đạc được tương ứng với điều kiện ngoài thực tế.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Hệ thống thông tin địa lý. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10780/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Hệ thống thông tin địa lý' conversation and receive update notifications?

Ask