Name: sử dụng như một định danh nhằm xác định tên của nút lệnh.
Caption: Dùng để hiển thị một chuỗi nào đó trên nút lệnh.
Default: Nếu giá trị của thuộc tính này là True thì ta có thể chọn nút lệnh bằng cách nhấn phím Enter.
Cancel: Nếu giá trị của thuộc tính này là True thì ta có thể chọn nút lệnh nào đó bằng cách nhấn phím ESC.
Enabled: Trong một biểu mẫu, có thể có nhiều nút lệnh để thực hiện nhiều công việc khác nhau và tại một thời điểm nào đó ta chỉ được phép thực hiện một số công việc. Nếu giá trị thuộc tính Enabled là False thì nút lệnh đó không có tác dụng. Giá trị mặc định của thuộc tính này là True. Ta có thể thay đổi giá trị của thuộc tính tại thời điểm chạy ứng dụng.
ToolTipText: cho phép hiển thị một đoạn văn bản chú thích công dụng của nút lệnh khi người sử dụng dùng chuột rê trên nút nhấn.
Move: di chuyển nút lệnh đến tọa độ X,Y: Move X, Y.
Phương thức
Click: đây là sự kiện thường xảy ra với nút lệnh. Mỗi khi một nút lệnh được chọn, sự kiện này được kích hoạt. Do đó, người sử dụng sẽ viết mã các lệnh để đáp ứng lại sự kiện này.
Ví dụ: Tạo một biểu mẫu có một ô nhập liệu với nhãn là họ tên và một nút lệnh cho phép đưa ra câu chào người dùng đó.
Private Sub Command1_Click()
MsgBox "Chao mung ban "&Text1.Text&_
" lam quen voi Visual Basic"
End Sub
Click hereHình II.3 Sử dụng nút lệnh
Ô nhập liệu (TextBox)
Khái niệm:
Ô nhập liệu là một điều khiển cho phép nhận thông tin do người dùng nhập vào. Đối với ô nhập liệu ta cũng có thể dùng để hiển thị thông tin, thông tin này được đưa vào tại thời điểm thiết kế hay thậm chí ở thời điểm thực thi ứng dụng. Còn thao tác nhận thông tin do người dùng nhập vào dĩ nhiên là được thực hiện tại thời điểm chạy ứng dụng.
***SORRY, THIS MEDIA TYPE IS NOT SUPPORTED.***
Biểu tượng (shortcut) trên hộp công cụ
Thuộc tính:
Name: Đây là tên của ô nhập liệu, được sử dụng như một định danh.
MaxLength: Thuộc tính quy định số ký tự tối đa có thể nhập vào ô nhập liệu. Nếu số ký tự nhập vào vượt quá số ký tự tối đa thì chỉ có đúng số ký tự tối đa được ghi nhận vào trong thuộc tính Text.
Text: Dùng để nhập vào thông tin cần hiển thị trong Textbox tại thời điểm thiết kế hoặc nhận giá trị do người dùng nhập vào tại thời điểm chạy ứng dụng.
Ví dụ:
MsgBox Text1.Text
Đoạn mã này viết trong sự kiện Click của nút lệnh OK. Cho phép hộp thông báo hiển thị nội dung do người dùng nhập vào ô nhập liệu.
***SORRY, THIS MEDIA TYPE IS NOT SUPPORTED.***
Hình II.3 Ví dụ về điều khiển ô nhập liệu
Locked: Thuộc tính cho phép người dùng thay đổi nội dung của ô nhập liệu được hay không? Thuộc tính này có thể nhận 2 giá trị True hoặc False. Nếu False thì người dùng có thể thay đổi nội dung của ô nhập liệu&mặc định thì thuộc tính này có giá trị là False.
PasswordChar: Thuộc tính này quy định cách hiển thị thông tin do người dùng nhập vào. Chẳng hạn, nếu ta nhập vào giá trị thuộc tính này là * thì các ký tự nhập vào điều hiển thị bởi dấu * . Thuộc tính này thường được dùng trong trường hợp thông tin nhập vào cần được che giấu (Ví dụ mật khẩu đăng nhập một chương trình ứng dụng nào đó mà trong đó các người dùng khác nhau thì có các quyền khác nhau).
Multiline: Thuộc tính quy định ô nhập liệu có được hiển thị thông tin dưới dạng nhiều hàng hay không, nếu là TRUE thì ô nhập liệu cho phép nhiều hàng.
SelLength:Cho phép trả về hoặc đặt trước số lượng ký tự được chọn trong ô nhập liệu.
SelStart: Trả về hoặc xác định điểm bắt đầu của chuỗi được chọn. Đây là vị trí bắt đầu chèn một chuỗi mới trong trường hợp không có đánh dấu chọn chuỗi.
SelText: Trả về hoặc xác định chuỗi ký tự được đánh dấu chọn, chỗi trả về sẽ là rỗng nếu như không đánh dấu chọn chuỗi nào.
Ba thuộc tính SelLength, SelStart, SelText chỉ có tác dụng tại thời điểm chạy ứng dụng.
Phương thức
Move: Di chuyển ô nhập liệu đến tọa độ X, Y: Move X, Y.
SetFocus: Phương thức này nhằm mục đích thiết lập cho điều khiển ô nhập liệu nhận được Focus, nghĩa là nó sẵn sàng được tương tác bởi người sử dụng.
Sự kiện:
KeyPress: xảy ra khi người sử dụng chương trình nhấn một phím. Đối với điều khiển TextBox, ta thường dùng nó để lọc (filter out) các phím không chấp nhận. Sự kiện KeyPress cho ta một mã Ascii, một số có giá trị từ 0 đến 255, của phím vừa nhấn. Trong ví dụ dưới đây, TextBox Text1 sẽ chỉ nhận biết các phím là số (0 - 9), không nhận biết các phím khác:
Private Sub Text1_KeyPress(KeyAscii As Integer)
If KeyAscii<48 Or KeyAscii>57 Then ‘ Mã Ascii của 0 là 48, của 9 là 57
KeyAscii = 0
End If
End Sub
KeyDown, KeyUp: mỗi sự kiện KeyPress lại cho ta một cặp sự kiện KeyDown/KeyUp. Sự kiện KeyDown/KeyUp có 2 tham số là KeyCode và Shift. Sự kiện này cho phép ta nhận biết được các phím đặc biệt trên bàn phím. Trong ví dụ dưới đây, ta hiển thị tên các phím chức năng mà người sử dụng chương trình nhấn vào:
Private Sub Text3_KeyDown(KeyCode As Integer, Shift As Integer)