<< Chapter < Page Chapter >> Page >
Mục tiêu: Chương này giới thiệu về một số điều khiển cơ bản để tạo nên giao diện cho các ứng dụng cũng như một số khái niệm trong lập trình với VB; những yêu cầu tối thiểu cần có trong việc “lập trình sự kiện” với VB.

Học xong chương này, sinh viên phải nắm bắt được các vấn đề sau:

- Khái niệm về điều khiển, thuộc tính, phương thức, sự kiện.

- Quy tắc đặt tên danh biểu trong VB.

- Sử dụng biểu mẫu trong thiết kế giao diện.

- Sử dụng điều khiển ô nhập liệu, nút nhấn, nhãn, khung.

Kiến thức có liên quan:

- Cách thức sử dụng môi trường phát triển VB.

Tài liệu tham khảo:

- Microsoft Visual Basic 6.0 và Lập trình Cơ sở dữ liệu - Chương 2, trang 26; Chương 3, trang 29 - Nguyễn Thị Ngọc Mai (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục - 2000.

Các khái niệm

  • Điều khiển: Các thành phần có sẵn để người lập trình tạo giao diện tương tác với người dùng.

Mỗi điều khiển thực chất là một đối tượng, do vậy nó sẽ có một số điểm đặc trưng cho đối tượng, chẳng hạn như các thuộc tính, các phương thức&các sự kiện.

  • Thuộc tính: Các đặc trưng của một điều khiển tạo nên dáng vẻ của điều khiển đó.
  • Phương thức: Các điều khiển có thể thực thi một số tác vụ nào đó, các tác vụ này được định nghĩa sẵn bên trong các phương thức (còn gọi là chương trình con: hàm&thủ tục), người lập trình có thể gọi thực thi các phương thức này nếu cần.
  • Sự kiện: là hành động của người dùng tác động lên ứng dụng đang thực thi.

Thí dụ:- Nhấn phím bất kỳ trên bàn phím.

- Nhấp chuột.

Các thành phần giao diện có khả năng đáp ứng lại sự kiện. Chẳng hạn khi chúng ta nhấp chuột vào button, lúc đó button nhận biết được sự kiện này; hay như textbox nhận biết được sự kiện bàn phím tác động lên nó.

Một ứng dụng trên Windows thường được thực hiện nhờ vào việc đáp ứng lại các sự kiện của người dùng.

  • Lập trình sự kiện:

Các thành phần giao diện có khả năng nhận biết được các sự kiện từ phía người dùng. Tuy nhiên khả năng đáp ứng lại các sự kiện được thực hiện bởi người lập trình.

Khi một thành phần giao diện được sử dụng, người lập trình phải xác định chính xác hành động của thành phần giao diện đó để đáp ứng lại một sự kiện cụ thể. Lúc đó người lập trình phải viết đoạn mã lệnh mà đoạn mã lệnh này sẽ được thực thi khi sự kiện xảy ra.

Chẳng hạn, trong ứng dụng Paint của Windows; khi người sử dụng nhấp chuột vào nút vẽ hình elip sau đó dùng chuột vẽ nó trên cửa sổ vẽ, một hình elip được vẽ ra.

Trong lập trình sự kiện, một ứng dụng được xây dựng là một chuỗi các đáp ứng lại sự kiện. Tất cả các hành động của ứng dụng là đáp ứng lại các sự kiện. Do vậy người lập trình cần phải xác định các hành động cần thiết của ứng dụng; phân loại chúng; sau đó viết các đoạn mã lệnh tương ứng.

Thí dụ về đáp ứng lại sự kiện:

Mã lệnh- Mã lệnh cho sự kiện Click của Ghi đĩa.----------------------------------------------------------------------------------------------------- Mã lệnh cho sự kiện Click của In giấy----------------------------------------------------------------------------------------------------Hình II.1: Thí dụ về đáp ứng sự kiện

- Khi người dùng không tác động vào ứng dụng, ứng dụng không làm gì cả.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình visual basic. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10777/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình visual basic' conversation and receive update notifications?

Ask