<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
DỮ LIỆU KIỂU BẢN GHI
Bản ghi(Record) là một cấu trúc bao gồm một số (cố định hoặc thay đổi) các phần tử có kiểu khác nhau nhưng có liên quan nhau. Các phần tử này gọi là các trường (Field), vd: bảng điểm của lớp học bao gồm các trường Hoten, Ngaysinh, Toan,Ly, Hoa.. Dữ liệu điền vào các trường hình thành nên một bản ghi (Record). Có thể có những trường trong một bản ghi lại là một bản ghi, ví dụ trường Ngaysinh ở trên có thể là một bản ghi của 3 trường là Ngay, Thang, Nam. Bản ghi không phải là kiểu dữ liệu đã có sẵn trong Pascal mà do người sử dụng tự định nghĩa do đó chúng phải được khai báo ở phần TYPE.
Bản ghi bao gồm 2 loại:
Điểm mạnh của bản ghi là cho phép xây dựng những cấu trúc dữ liệu đa dạng phục vụ công việc quản lý, tuy vậy muốn lưu trữ dữ liệu để sử dụng nhiều lần thì phải kết hợp kiểu bản ghi với kiểu Tệp.
TYPE TênKiểu = RECORD
Field1 : Kiểu1;
Field2 : Kiểu2;
...
FieldN: KiểuN;
END;
VAR Biến : TênKiểu;
Ví dụ 2.1:
TYPE Bangdiem = RECORD
Hoten : String[25];
Gioitinh:Char;
Lop:String[5];
Diachi: String[30];
Toan,Ly,Hoa:Real;
END;
Tổng độ dài của Record là: 26+1+6+31+18=82 Bytes.
Có thể dùng hàm sizeof(tên kiểu) để xác định độ dài một kiểu dữ liệu, ví dụ:
Write(sizeof(bangdiem)) sẽ nhận được số 82.
Ví dụ 2.2
Xây dựng kiểu dữ liệu quản lý hồ sơ công chức:
Type
Diadanh=Record
Tinh,Huyen,Xa:String[15];
End;
Donvi=Record
Truong:String[30];
Khoa,Bomon:String[20];
End;
Ngay=Record
Ng:1..31;
Th:1..12;
Nam:Integer;
End;
Lylich=Record
Mhs:Word;
Hoten:String[25];
Ngaysinh:Ngay;
Quequan:Diadanh;
Coquan:Donvi;
End;
Giả sử cần quản lý danh sách cán bộ của một trường đại học, chúng ta phải khai báo một biến chứa danh sách:
Var DS:Lylich;
Để truy nhập các trường cần viết:
<tên biến>.<tên trường mẹ>.<tên trường con>…
Ví dụ để nhập dữ liệu cho trường Hoten ta viết các lệnh:
Readln(DS.hoten);
Để nhập ngày tháng năm sinh:
Readln(Ds.Ngay.Ng);
Readln(Ds.Ngay.Thang);
Readln(Ds.Ngay.Nam);
Các cú pháp của lệnh:
WITH<Tên biến kiểu RECORD>DO<Các lệnh>
Khi sử dụng lệnh WITH..DO chuỗi lệnh viết sau DO chỉ cần viết tên trường có liên quan mà không cần viết tên biến.
Ví dụ 2.3
Program Nhapdiem;
Uses CRT;
Type
BANGDIEM=RECORD
Hoten:String[25];
Gioitinh: (‘1’,’0’);
Lop:String[5];
Toan,Ly,Hoa:Real;
End;
Var
DS_LOP:Array[1..40] of BANGDIEM {ds lớp là mảng 40 phần tử}
i,j: integer;
tiep:Char;
BEGIN
Clrscr;
tiep:=’C’; i:=1;
Repeat
With DS_LOP[i] do
Begin
Write (‘Ho ten hs:’); Readln(Hoten);
Write (‘Nam hay nữ: 1/0’); Readln(Gioitinh);
Write (‘Lop:’); Readln(Lop);
Write (‘Dia chi:’); Readln(Diachi);
Write (‘Diem Toan:’); Readln(Toan);
Write (‘Diem ly:’); Readln(Ly);
Write (‘Diem Hoa:’); Readln(Hoa);
End;
i:=i+1;
Write(‘Nhap tiep hay khong? C/K’); Readln(tiep);
Until upcase(tiep)=’K’;
Clrscr;
For j:=1 to i-1 do
With DS_LOP[j] do
Wrteln(Ho ten:15,’ ‘, Gioi tinh:2,’ ‘,Lop: 4,’ ‘,Dia chi:10,’ Toan:’, Toan:4:2,’ Ly:’, Ly:4:2, ’ Hoa:’, Hoa:4:2);
Notification Switch
Would you like to follow the 'Lập trình nâng cao' conversation and receive update notifications?