<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
break;
case '/':
if (so2!=0)
{ thuong=float(so1)/float(so2);
printf("\n %d / %d =%f", so1, so2, thuong);
}
else printf("Khong chia duoc cho 0");
break;
default :
printf("\n Chua ho tro phep toan %c", pheptoan); break;
}
getch();
return 0;
}
Trong ví dụ trên, tại sao phải xóa ký tự trong vùng đệm trước khi nhập phép toán?
Ví dụ 3: Yêu cầu người thực hiện chương trình nhập vào một số nguyên dương là tháng trong năm và in ra số ngày của tháng đó.
- Tháng có 31 ngày: 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12
- Tháng có 30 ngày: 4, 6, 9, 10
- Tháng có 28 hoặc 29 ngày : 2
- Nếu nhập vào số<1 hoặc>12 thì in ra câu thông báo “không có tháng này “.
#include<stdio.h>
#include<conio.h>
int main ()
{ int thang;
clrscr();
printf("\n Nhap vao thangs trong nam ");
scanf("%d",&thang);
switch(thang)
{
case 1:
case 3:
case 5:
case 7:
case 8:
case 10:
case 12:
printf("\n Thang %d co 31 ngay ",thang);
break;
case 4:
case 6:
case 9:
case 11:
printf("\n Thang %d co 30 ngay ",thang);
break;
case 2:
printf ("\ Thang 2 co 28 hoac 29 ngay");
break;
default :
printf("\n Khong co thang %d", thang);
break;
}
getch();
return 0;
}
Trong ví dụ trên, tại sao phải sử dụng case 1:, case 3:, …case 12: ?
Cấu trúc vòng lặp cho phép lặp lại nhiều lần 1 công việc (được thể hiện bằng 1 câu lệnh hay 1 khối lệnh) nào đó cho đến khi thỏa mãn 1 điều kiện cụ thể.
Lệnh for cho phép lặp lại công việc cho đến khi điều kiện sai.
Cú pháp:
for (Biểu thức 1; biểu thức 2; biểu thức 3)
<Công việc>
Lưu đồ:
Tính giá trị Biểu thức 1Biểu thức 2Công việcTính giá trị Biểu thức 3EndBeginĐS
Giải thích:
<Công việc>: được thể hiện là 1 câu lệnh hay 1 khối lệnh. Thứ tự thực hiện của câu lệnh for như sau:
B1: Tính giá trị của biểu thức 1.
B2: Tính giá trị của biểu thức 2.
- Nếu giá trị của biểu thức 2 là sai (=0): thoát khỏi câu lệnh for.
- Nếu giá trị của biểu thức 2 là đúng (!=0):<Công việc>được thực hiện.
B3: Tính giá trị của biểu thức 3 và quay lại B2.
Một số lưu ý khi sử dụng câu lệnh for:
- Khi biểu thức 2 vắng mặt thì nó được coi là luôn luôn đúng
- Biểu thức 1: thông thường là một phép gán để khởi tạo giá trị ban đầu cho biến điều kiện.
- Biểu thức 2: là một biểu thức kiểm tra điều kiện đúng sai để dừng vòng lặp.
- Biểu thức 3: thông thường là một phép gán để thay đổi giá trị của biến điều kiện.
- Trong mỗi biểu thức có thể có nhiều biểu thức con. Các biểu thức con được phân biệt bởi dấu phẩy.
Ví dụ 1: Viết đoạn chương trình in dãy số nguyên từ 1 đến 10.
#include<stdio.h>
#include<conio.h>
int main ()
{ int i;
clrscr();
printf("\n Day so tu 1 den 10 :");
for (i=1; i<=10; i++)
printf("%d ",i);
getch();
return 0;
}
Kết quả chương trình như sau:
Ví dụ 2: Viết chương trình nhập vào một số nguyên n. Tính tổng của các số nguyên từ 1 đến n.
#include<stdio.h>
#include<conio.h>
int main ()
{ unsigned int n,i,tong;
clrscr();
printf("\n Nhap vao so nguyen duong n:"); scanf("%d",&n);
tong=0;
for (i=1; i<=n; i++)
tong+=i;
printf("\n Tong tu 1 den %d =%d ",n,tong);
getch();
return 0;
}
Nếu chúng ta nhập vào số 9 thì kết quả như sau:
Ví dụ 3: Viết chương trình in ra trên màn hình một ma trận có n dòng m cột như sau:
Notification Switch
Would you like to follow the 'Co nuoi' conversation and receive update notifications?