<< Chapter < Page Chapter >> Page >
Công việc sau cùng và quan trọng nhất của người nghiên cứu là tóm tắt và trình bày số liệu, kết quả nghiên cứu. Mục đích công việc là trình bày kết quả làm sao cho người đọc dễ hiểu. Trình bày các kết quả chính của mục tiêu nghiên cứu đã tìm hay phát hiện ra trong nghiên cứu theo trình tự hợp lý. Đầu tiên, cần hiểu kết quả là gì? Khi đưa ra giả thuyết và giả thuyết đó đã được thử nghiệm kiểm chứng, theo dõi quan sát, thu thập số liệu và phân tích, đây được xem như là kết quả chính trả lời câu hỏi nghiên cứu. Thí dụ, trả lời câu hỏi nghiên cứu: “Chiều cao trung bình của sinh viên nam và nữ ở nhóm tuổi trưởng thành có giống nhau không?”. Công việc nghiên cứu là lấy số liệu chiều cao từ mẫu ngẫu nhiên sinh viên nam và nữ ở độ tuổi trưởng thành. Sau đó số liệu được phân tích, mô tả bằng tính toán mẫu như trung bình, độ lệch chuẩn, số mẫu n, dãy biến động, số liệu phân tích so sánh thống kê, … Tùy theo loại kết quả số liệu phân tích nghiên cứu và số liệu tóm tắt mà người nghiên cứu có thể trình bày kết quả theo một trong những dạng sau: dạng văn viết (text), dạng bảng, dạng biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh…

Trình bày dạng văn viết

Không phải tất cả các số liệu phân tích hay kết quả đều phải trình bày ở dạng bảng và hình. Những số liệu đơn giản, tốt nhất nên trình bày, giải thích ở dạng câu văn viết và các số liệu được cho vào trong ngoặc đơn. Thí dụ: Sản xuất hạt của cây mọc ngoài ánh sáng (52.3 ± 6.8 hạt) cao hơn những cây mọc trong bóng râm (14,7 ± 3,2 hạt, t=11,8, df=55, p<0,001).

Trình bày bảng

Cấu trúc bảng số liệu

Cấu trúc bảng chứa các thành phần sau đây (Bảng 6.1):

  • Số và tựa bảng
  • Tựa cột
  • Tựa hàng
  • Phần thân chính của bảng là vùng chứa số liệu
  • Chú thích cuối bảng
  • Các đường ranh giới giữa các phần .

Bảng dễ dàng được tạo ra bằng cách sử dụng chương trình Microsoft word hoặc bảng tính Excel.

Những tình huống được trình bày dạng bảng

  • Có 3 đặc trưng thể hiện tốt khi sử dụng bảng để trình bày số liệu là:
  • Số liệu thể hiện tính hệ thống, cấu trúc một cách ý nghĩa;
  • Số liệu phải rõ ràng, chính xác;
  • Số liệu trình bày cho đọc giả nhanh chóng dễ hiểu, thấy được sự khác nhau, so sánh và rút ra nhiều kết luận lý thú về số liệu và mối quan hệ giữa các số liệu với nhau.
  • Loại số liệu thông tin mô tả như vật liệu thí nghiệm, yếu tố môi trường, các đặc tính, các biến thí nghiệm ( 2 hai biến), số liệu thô, số liệu phân tích thống kê trong phép thí nghiệm, sai số, số trung bình, … thường được trình bày ở dạng bảng.
  • Bảng được sử dụng khi muốn làm đơn giản hóa sự trình bày và thể hiện được kết quả số liệu nghiên cứu có ý nghĩa hơn là trình bày kết quả bằng dạng văn viết.
  • Bảng thường không được sử dụng khi có ít số liệu (khoảng<6), thay vì trình bày ở dạng text; và cũng không được trình bày khi có quá nhiều số liệu (khoảng>40), thay vì trình bày bằng đồ thị.

Các dạng bảng số liệu

* Bảng số liệu mô tả:

Số liệu rời rạc, mô tả các đặc tính, các biến thí nghiệm, số liệu thô, trung bình, tỷ lệ, sai số chuẩn, độ lệch chuẩn, … (Thí dụ Bảng 6.2, 6.3, 6.4)

Bảng 6.2 Cơ cấu công nghiệp (%) của Mã Lai năm 1992

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10821/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học' conversation and receive update notifications?

Ask