<< Chapter < Page
  Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật     Page 3 / 3
Chapter >> Page >

- Rút ngắn thời gian sửa chữa cụm máy hay xe. Thời gian sửa chữa xe phụ thuộc chủ yếu vào thời gian sửa chữa chi tiết cơ bản, khung xe...

- Có thể dễ dàng tổ chức sửa chữa theo dây chuyền và chuyên môn hóa thiết bị lao động. Do đó giảm bớt chi phí sản xuất, hạ giá thành.

Điều kiện thực hiện phương pháp sửa chữa đổi lẫn:

- Số lượng xe, cụm máy cùng loại nhiều;

- Phải dự trữ một lượng nhất định cụm máy, chi tiết tùy theo:

+ Sản lượng sửa chữa hàng năm;

+ Thời gian sửa chữa phục hồi;

+ Tốc độ sửa chữa cụm, xe.

- Hệ thống các nhà máy sửa chữa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sửa chữa, đặc biệt thích hợp với quan hệ nhà máy sửa chữa bán xe đã sửa chữa và mua xe hỏng cùng loại với chủ phương tiện.

Các hình thức tổ chức sửa chữa

Tổ chức sửa chữa theo vị trí cố định

Toàn bộ công việc sửa chữa được thực hiện ở một vị trí cố định.đặc điểm:sự liên quan giữa các khâu rất ít, thời gian sửa chữa một xe hầu như không phụ thuộc vào nhau.- thích hợp với phương pháp sửa chữa riêng xe, trong qui mô xưởng sửa chữa nhỏ;- sử dụng công nhân vạn năng, tay nghề cao;- tiêu hao nhiên vật liệu phụ tăng, do phải trang bị, cung cấp nguyên - nhiên vật liệu như nhau cho nhiều vị trí sửa chữa;- thiết bị, đồ nghề vạn năng, khó áp dụng thiết bị chuyên dùng hiện đại.- năng suất lao động thấp, giá thành cao, chất lượng khó ổn địnhtổ chức sửa chữa theo dây chuyền

Công việc sửa chữa được tiến hành liên tục ở một số vị trí sản xuất hay một số dây chuyền sản xuất.

Đặc điểm: có liên quan chặt chẽ giữa các khâu.

- Thích hợp với phương pháp sửa chữa đổi lẫn trong qui mô xưởng lớn;

- Sử dụng lao động chuyên môn hóa nên giảm được bậc thợ và nâng cao chất lượng từng công việc;

- Giảm tiêu hao nguyên vật liệu phụ;

- Thiết bị tập trung và có điều kiện sử dụng thiết bị chuyên dùng hiện đại. Năng suất cao, giá thành hạ.

Các trang thiết bị chính dùng trong công tác sửa chữa

Dụng cụ đồ nghề

- Tua vít: gồm tua vit dẹp và tua vít 4 chấu.

Hình 5.7 Mũi tua vít dẹp Tua vít dùng để mở hoặc siết các con vít sẻ rãnh, sử dụng tua vít nên chú ý: chọn tua vít đúng cỡ, không được sử dụng tua vít làm cây xeo, cây đục.Khi cần mài lại phải mài đúng kỹ thuật, hai bên lưỡi tua vít gần song song, chứ không nhọn bén như mũi đục, hình 5.7.

- Các loại búa

Hình 5.8 Các loại búa

Búa có mặt làm việc mềmBúa nhựaSaiĐúng
Trong sửa chữa động cơ, búa thường dùng để tháo lắp các chi tiết. Chú ý phải chọn đúng loại búa để không làm hỏng các chi tiết, các chi tiết có bề mặt làm việc được gia công chính xác thì không được dùng búa đầu kim loại mà phải dùng búa nhựa.

- Các loại kìm:

Kìm thông dụng, kìm mỏ nhọn, kìm răng...để bảo vệ răng trong của kìm không nên dùng kìm để kìm để cặp các vật thép cứng. Không được dùng kìm thay cờ lê để vặn bu lông, đai ốc vì sẽ làm tròn đầu lục giác của đai ốc.

Hình 5.9 Các loại kìm

- Các loại cờ lê

Cờ lê miệng dùng nới lỏng hoặc vặn những bu lông với lực nhỏ, khi mở hoặc siết chặt với lực lớn phải dùng cờ lê vòng. Khi lực rất lớn thì phải dùng típ. Chú ý phải sử dụng đúng loại và cỡ.

abHình 5.10 Các loại cờ lê mở đai ốca_cờ lê miệng, b_cờ lê vòng,

  • Các loại túyp

Khi làm việc với các bu lông đai ốc chịu lực lớn hoặc nằm sâu bên trong ta phải sử dụng túyp với các cần nối. Đối với các bu lông nắp máy, bu lông cổ trục chính, bu lông nắp đầu to thanh truyền... phải sử dụng túyp với cần siết đo lực.

Hình 5.11 Các loại túyp và cần siết

- Mỏ lếch

Hình 5.12. Các loại mỏ lếchĐúng Sai

- Các loại đục

Hình 5.13 Các loại đục

- Mũi khoan phá bu lông gãy

Hình 5.14 Khoan phá bu lông gãy

- Các loại dùi

Hình 5.15 Các loại dùi

- Các loại cưa

Hình 5.16 Các loại cưa
Cưa tạo lỗ

- Dụng cụ khoan ta rô ren

Hình 5.17. Dụng cụ khoan và ta rô lỗ

- Các loại dụng cụ kẹp

Hình 5.18 Các loại dụng cụ kẹp

- Dụng cụ cắt và loe ống

Hình 5. 19. Dụng cụ cắt và loe ống

- Các loại cảo

Hình 5.20. Các loại cảo bánh răng, bánh đai, vòng bi. Hình 5.21 Dụng cụ ép lò xo

Dụng cụ đo kiểm

- Thước lá cỡ:

Hình 5.22 Thước lá cỡ

- Dụng cụ đo đường kính trục

Hình 5.23 Dụng cụ đo đường kính trục

- Dụng cụ đo đường kính lỗ kiểu compa;

Hình 5.24 Dụng cụ đo đường kính lỗ

Pamme

Hình 5. 25 Các loại panme

- Cách đọc kích thước trên Panme

a).
b).
Hình 5. 26 Cách đọc kích thước trên Panmea. D = 9,98mmb. D = 10,66mm

- Thuớc cặp và cách đọc giá trị

Giá trị đọc được là 13,45Hình 5.27 Thước cặp và cách đọc giá trị

- Dụng cụ kiểm tra độ đảo

Hình 5.28 Kiểm tra độ đảo bánh đà Hình 5.29 Dụng cụ đo đường kính lỗ

- Dụng cụ kiểm tra đường kính lỗ. Hình 5.29

- Dụng cụ đo chiều sâu lỗ.

- Dụng cụ đo đường kính của những lỗ nhỏ.

Hình 5.30 Dụng cụ đo chiều sâu lỗ Hình 5.31 Dụng cụ đo đường kínhnhững lỗ nhỏ

- Dụng cụ kiểm tra độ vuông góc

- Kiểm tra mặt phẳng

Hình 5.32 Dụng cụ kiểm tra độ vuông góc Hình 5.33. Thước kiểm tra mặt phẳng

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật ô tô. OpenStax CNX. Jul 30, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10810/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật ô tô' conversation and receive update notifications?

Ask