<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Tại máy thu, output của khối tách sóng bao hình (hình 5.25) có chứa thành phần nầy. Nó được tách ra nhờ BPF - và chính nó được phân đôi để dùng đồng bộ hóa cho việc tách sóng AM. Như vậy, ta thấy 2 tín hiệu Sinusoide 38KHz ( ở đài phát và máy thu ) đều có nguồn gốc từ một nguồn chung 19KHz.
Vẫn còn tồn tại một vấn đề. Đó là vấn đề tương hợp giữa máy thu Mono và Stereo. Một máy Mono không thuần nhận kênh trái ( hoặc phải ). Ở hình 5.25, out put của LPF1, s1(t) biểu diễn cho tín hiệu một máy thu mono - nhưng ta không muốn s1(t) và s2(t) biểu diễn cho tín hiệu riêng của mỗi kênh. Thay vào đó, ta đặt s1(t) là tổng của tín hiệu trái và phải và s2(t) là hiệu.
Như vậy, máy thu mono sẽ nhận tổng của tín hiệu trái và phải. Máy thu Stereo phải làm một thuật toán cộng tuyến tính. Thuật toán nầy là cộng s1(t) + s2(t) để đặt vào một kênh, và lấy hiệu để đặt vào kênh kia. Đó là thuật toán Matrix.
* FM băng hẹp: Có thể được phát ra với một hệ thống gồm một mạch nhân, một mạch tích phân và một mạch dời pha. Nó được hoàn điệu với một Discriminator theo sau là tách sóng bao hình hoặc vòng khóa pha.
Khổ băng của FM băng hẹp là 2fm (fm là tần số cao nhất của tín hiệu chứa tin). Mặc dù sự biến điệu nhìn rất giống như một biến đổi AM, nhưng nó có một sự khác biệt. Sóng biến điệu có biên độ không đổi, cho phép ta đưa thêm mạch hạn biên vào máy thu. Nhờ đó, cắt được nhiễu, vậy nó có ưu điểm hơn AM về mặt nầy.
* PM băng hẹp: Rất giống với FM băng hẹp - Mạch tích phân trong khối biến điệu và hoàn điệu được thêm vào. Khổ băng là 2fm. Biên độ của PM thì không đổi, nên cũng tương tự FM băng hẹp, máy thu có mạch hạn biên ( limiter ) để loại nhiễu. Mạch tích phân cuối cùng trong khối hoàn điệu làm giảm tần số cao. Điều nầy có lợi, nếu tín hiệu chứa tin chỉ ở tần số cao hoặc nhiễu chen vào có tần số cao.
* FM băng rộng: Được phát ra hoặc gián tiếp từ FM băng hẹp ( ngang qua mạch nhân tần ) hoặc bằng VCO. Nó được hoàn điệu cùng một cánh thức như FM băng hẹp. Khổ băng khoảng 2fm, lớn hơn khổ băng AM hay khổ băng biến điệu góc băng hẹp. Ưu điểm lớn nhất của FM băng rộng là khả năng giảm nhiễu của nó. Tỷ số tín hiệu trên nhiễu khoảng 2 .
* PM băng rộng: Tương tự với FM băng rộng. Tuy nhiên có điểm khá, đó là chỉ số biến điệu không thể tăng vô hạn. Độ dời pha tối đa bị hạn đến 1800. Do đấy, có một sự không xác định về pha, nên tín hiệu gốc không thể được hồi phục duy nhất.
* DSBSCAM: Có khổ băng 2fm.. Hiệu suất 100%, vì không phải tốn năng lượng cho sóng mang thuần túy. Sự hoàn điệu cần các mạch kết hợp. Đó là vấn đề khó trong việc tạo lại sóng mang ở máy thu.
* DSBTCAM: Có khổ băng 2fm. Hiệu suất nhỏ hơn 50% vì phải tốn năng lượng trong việc truyền đi một sóng mang thuần túy. Bộ phận hoàn điệu dễ thực hiện nhất ( tách sóng bao hình ). Nó không dùng cho một tín hiệu có mức DC khác zero vì thông tin nầy sẽ bị mất tại khối hoàn điệu.
* SSBAM: Có khổ băng nhỏ nhất fm. Hiệu suất 100% vì không tốn năng lượng cho sóng mang thuần túy. Khối biến điệu hoặc hoàn điệu phức tạp, sự phức tạp cao là do sự lọc cần thiết ở đài phát và sự hồi phục sóng mang với các mạch tách sóng kết hợp ở máy thu.
* VSBSCAM: Có khổ băng lớn hơn fm nhưng nhỏ hơn 2fm. Khối biến điệu dễ thực hiện hơn với SSB. Nhưng khối hoàn điệu cần hồi phục sóng mang và cũng cần một mạch lọc được điều chỉnh cẩn thận để kết hợp đúng với các băng cạnh.
* VSBTCAM: Có khổ băng lớn hơn fm nhưng nhỏ hơn 2fm, khối biến điệu để thực hiện hơn là SSB và nếu sóng mang đủ lớn có thể dùng tách sóng bao hình. Vì vậy, sự hoàn điệu rất đơn giản.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Cơ sở viễn thông' conversation and receive update notifications?