<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Có một loại biến đặc biệt gọi là biến tự do, biến này không có tên và người ta dùng ký hiệu _ (dấu gạch dưới) thay cho tên biến.

Quan hệ giữa các đối tượng

Quan hệ giữa các đối tượng được dùng dưới hình thức vị từ.

Ví dụ: Thich(X,Y) là vị từ diễn tả câu “X thích Y” trong ngôn ngữ tự nhiên.

Blue(car) là vị từ diễn tả câu “Car is blue”.

Như vậy các vị từ sẽ bao gồm tên của vị từ và các đối số của nó. Các đối số được đặt trong ngoặc và phân cách nhau bởi dấu phẩy.

Sự kiện và luật

Sự kiện là một vị từ diễn tả một sự thật.

Ví dụ: “2 là một số nguyên tố” là một sự kiện vì nó diễn tả sự thật 2 là một số nguyên tố.

Luật là vị từ diễn tả quy luật suy diễn mà ta công nhận đúng. Luật được trình bày dưới dạng một mệnh đề.

Ví dụ để suy diễn số nguyên N bất kỳ là một số nguyên tố ta viết:

“N là một số nguyên tố nếu N>0, M là số nguyên tố nào đó, M<N và N không chia hết cho M”.

Cấu trúc của một chương trình prolog

Một chương trình Prolog thường gồm có 3 hoặc 4 đoạn cơ bản: clauses, predicates, domains và goal. Phần goal có thể bỏ đi, nếu ta không thiết kế goal trong chương trình, thì khi thực hiện, hệ thống sẽ yêu cầu ta nhập goal vào.

Phần domains

Đây là phần định nghĩa kiểu mới dựa vào các kiểu đã biết. Các kiểu được định nghĩa ở đây sẽ được sử dụng cho các đối số trong các vị từ. Nếu các vị từ sử dụng đối số có kiểu cơ bản thì có thể không cần phải định nghĩa lại các kiểu đó. Tuy nhiên để cho chương trình sáng sủa, người ta sẽ định nghĩa lại cả các kiểu cơ bản.

Cú pháp:<danh sách kiểu mới>=<kiểu đã biết>hoặc<danh sách kiểu mới>=<danh sách kiểu đã biết>

Trong đó các kiểu mới phân cách nhau bởi dấu phẩy, còn các kiểu đã biết phân cách nhau bởi dấu chấm phẩy.

Ví dụ:

Domains

ten, tac_gia, nha_xb, dia_chi = string

nam, thang, so_luong = integer

dien_tich = real

nam_xb = nxb(thang, nam)

do_vat = sach(tac_gia, ten, nha_xb, nam_xb); xe(ten, so_luong); nha(dia_chi, dien_tich)

Trong ví dụ trên, ta đã định nghĩa các kiểu mới, trong đó các kiểu mới ten, tac_gia, nha_xb, dia_chi dựa vào cùng một kiểu đã biết là string; các kiểu mới nam, thang, so_luong dựa vào cùng một kiểu đã biết là integer; kiểu mới dien_tich dựa vào kiểu đã biết là real; kiểu mới năm_xb dựa vào kiểu nxb được xây dựng từ các kiểu đã biết là thang, nam; còn kiểu do_vat lại dựa vào các kiểu sach, xe, nha mà các kiểu này lại dựa vào các kiểu đã biết.

Phần predicates

Đây là phần bắt buộc phải có. Trong phần này chúng ta cần phải khai báo đầy đủ các vị từ sử dụng trong phần Clauses, ngoại trừ các vị từ mà Turbo Prolog đã xây dựng sẵn.

Cú pháp:<Tên vị từ>(<danh sách các kiểu>)

Các kiểu là các kiểu cơ bản hoặc là các kiểu đã được định nghĩa trong phần domains và được viết phân cách nhau bơi dấu phẩy.

Ví dụ:

Predicates

so_huu (ten, do_vat)

so_nguyen_to(integer)

Trong ví dụ trên ta khai báo hai vị từ. Trong đó vị từ so_huu (ten, do_vat) để chỉ một người có tên là ten sẽ sở hữu môt do_vat nào đó. Còn vị từ so_nguyen_to(integer) để xét xem một số integer nào đó có phải là số nguyên tố hay không.

Phần clauses

Đây là phần bắt buộc phải có dùng để mô tả các sự kiện và các luật, sử dụng các vị từ đã khai báo trong phần predicates.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Ngôn ngữ lập trình. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10783/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Ngôn ngữ lập trình' conversation and receive update notifications?

Ask