<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
.
A* Sự lấy suất của một tín hiệu sẽ đưa đến một dạng méo. Thí dụ, tín hiệu là một hình sin thuần, suất của nó có dạng sóng sin chỉnh lưu 2 bán kỳ với tần số cơ bản gấp đôi tần số gốc. Tín hiệu chỉnh lưu không chỉ chứa một tần số đơn, mà bao gồm nhiều họa tần. [ nếu ta nghe nó ở loa, sóng sin gốc sẽ cho một tông thuần, trong lúc sóng sin chỉnh lưu 2 bán kỳ sẽ cho một tông sè - Thành phần họa tần - cao hơn một bát độ ]. Nếu tín hiệu gốc là một hổn hợp nhiều tần số, sự méo sẽ nghiêm trọng hơn.
B* Nhưng giả sử A đủ lớn sao cho s(t) + A không bao giờ có trị âm, thì sẽ bằng s(t) + A. Khi đó, ta đã hoàn điệu được. Nghĩa là sóng mang được thêm vào ở máy thu để hoàn điệu phải có biên độ lớn hơn hay bằng trị âm tối đa của s(t).
Bây giờ ta xem việc hoàn điệu sóng TCAM. Trong việc hoàn điệu, cần thiết phải tạo lại một bản sao hoàn chỉnh của sóng mang. Điều nầy khó thực hiện, trừ khi sóng AM chứa một số hạng tuần hoàn có tần số bằng tần số sóng mang. Điều nầy tự nhiên đưa ta đến việc phải dùng TCAM. Thực vậy, phương trình (4.16) là kết quả từ việc bình phương sóng TCAM thu được mà không cần cộng thêm một sóng mang địa phương (nội local) (tại máy thu ).
s(t)Hình 4.26: Khối hoàn điệu bình phương cho TCAM.
Hình 4.26 là khối hoàn điệu cho TCAM. Biên độ sóng mang A đủ lớn để làm cho A + s(t) không âm.
C* Đối với sóng SCAM, cần phải thêm mạch tạo (bản sao của) sóng mang tại máy thu. Bản sao nầy cần được đồng bộ hóa với sóng mang thu được ( phù hợp về tần số và pha). Thường máy thu có một mạch dao động nội để thực hiện việc này.
Ta hãy xem hậu quả của sự không phù hợp về tần số và pha. Giả sử mạch dao động nội hình 4.24 bị lệch tần bởi f và lệch pha bởi . Khi đó, output của mạch nhân là:
sm(t) cos [ 2 (fC+f )t + A]
= s(t) cos2fCt cos [ 2 (fC+f )t + A]
= s(t) (4.18)
Đây cũng là input của LPF của khối tách sóng đồng bộ, output của nó là:
s0(t) = s(t) (4.19)
( Số hạng thứ nhì của (4.18) có thành phần tần số 2fC + f nên bị loại )
Biểu thức (4.19) cho thấy một tín hiệu là s(t) nhân với một hàm Sinusoide tại tần số f Hertz. Ta giả sử f nhỏ, vì ta cố làm cho nó 0. Định lý biến điệu chỉ rằng so(t) có một biến đổi F với các tần số trong khoảng đến fm + f . Dù LPF được thiết kế để chỉ cho qua các tần số lớn đế fm , nhưng nó vẫn cho qua toàn bộ fm + f ,vì f<<fm
Giả sử ta có thể làm phù hợp về tần số chính xác rồi, chỉ còn khác pha. Phương trình (4.19) trở thành:
so(t) = s(t) (4.20)
Đó là một phiên bản không méo của s(t).
Khi 900, output sẽ zero.
Ta đã thấy, sự hoàn điệu đồng bộ cần phải có sự thích hợp hoàn hảo về tần số và sự sai pha không đến 900. Sự thích hợp tần số chỉ có thể nếu sóng AM có chứa một thành phần tuần hoàn tần số bằng với sóng mang. Đó là, ảnh F của sóng AM nhận được ở máy thu phải có một xung lực tại tần số của sóng mang. Đây là trường hợp của TCAM.
Tín hiệu thu được có dạng:
sm(t) = s(t) cos2fCt + A cos2fCt
Một cách để trích sóng mang từ sóng biến điệu là dùng một lọc dãy thông thật hẹp điều hợp với tần số sóng mang. Ở trạng thái thường trực, tất cả số hạng cũa sóng mang sẽ đi ngang qua lọc nầy, trong khi chỉ có 1 phần của sóng biến điệu qua đó mà thôi. Biến đổi F của tín hiệu ra của lọc là:
Notification Switch
Would you like to follow the 'Cơ sở viễn thông' conversation and receive update notifications?