Dùng các phép biến đổi, tách riêng từng nhánh đối với điểm ngắn mạch giả tưởng để tính điện kháng Xi của từng nhánh.
Tính điện kháng tính toán của từng nhánh:
trong đó: Sđmi - tổng công suất định mức của các máy phát ghép chung trong nhánh thứ i.
Tra đường cong tính toán tại thời điểm t cần xét tương ứng với điện kháng tính toán X*tti để có dòng thứ tự thuận I(n)*N1ti của nhánh thứ i.
Tính dòng ngắn mạch toàn phần trong đơn vị có tên:
trong đó: k - số nhánh tách riêng của sơ đồ thay thế.
Iđmi - dòng định mức tổng của nhánh thứ i tương ứng với cấp điện áp cần tính dòng ngắn mạch.
MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý:
- Nếu có hệ thống công suất vô cùng lớn thì phải tách nó thành một nhánh riêng, sau khi thêm X(n) dùng các phép biến đổi để tính điện kháng tương hổ giữa hệ thống và điểm ngắn mạch X*HN và tính riêng dòng do hệ thống cung cấp:
- Vì phương pháp đường cong tính toán sử dụng cách tính gần đúng nên có thể xem X2 X1 mà không cần lập sơ đồ thứ tự nghịch.
- Do cách điểm ngắn mạch giả tưởng thêm một điện kháng phụ X(n) nên sự khác biệt giữa các nguồn ít hơn. Vì vậy thường dùng 1 hoặc 2 biến đổi chung là đảm bảo đủ độ chính xác yêu cầu, chỉ tách riêng những nhánh cần thiết.
Sự biến đổi của dòng và áp qua máy biến áp:
Qua máy biến áp, dòng và áp thay đổi cả về trị số lẫn góc pha. Thường tổ nối dây của máy biến áp được gọi theo chỉ số của kim đồng hồ:
trong đó: N - chỉ số của kim đồng hồ.
Như vậy có thể sử dụng hệ số biến đổi phức:
với
là tỷ số biến áp không tải.
k1 chính là hệ số biến đổi của điện áp thứ tự thuận vì nó được xác định trong chế độ bình thường, đối xứng.
Từ đó ta có biểu thức biến đổi dòng thứ tự thuận dựa vào quan hệ:
Dòng và áp thứ tự thuận biến đổi qua máy biến áp với cùng một góc pha như nhau (hình 7.17).
***SORRY, THIS MEDIA TYPE IS NOT SUPPORTED.***
Hình 7.17
***SORRY, THIS MEDIA TYPE IS NOT SUPPORTED.***
Hình 7.18
Tương tự, dòng và áp thứ tự nghịch biến đổi qua máy biến áp cũng với cùng một góc pha (hình 7.18) của hệ số biến đổi phức k2 liên hiệp với k1.
Dòng và áp thứ tự không biến đổi qua máy biến áp (nếu có thể được) hoặc cùng pha hoặc lệch pha nhau 180o.
Xét một số trường hợp sau:
- Trường hợp máy biến áp nối Y/Y-12 hay /-12 (tức N=12), các véctơ dòng và áp ở 2 phía trùng pha nhau, nghĩa là hệ thống véctơ xem như không lệch pha khi biến đổi qua máy biến áp.
Khi N=6, hệ thống véctơ ở 2 phía của máy biến áp sẽ lệch nhau 180o.
Đối với máy biến áp nối Yo/Yo cần tính đến sự biến đổi của thành phần dòng và áp thứ tự không.
- Trường hợp thông dụng nhất máy biến áp nối Y/-11, khi biến đổi từ phía Y qua phía thì hệ thống véctơ thứ tự thuận sẽ quay một góc 30o ngược chiều kim đồng hồ.
Một số lưu ý:
- Dòng trong cuộn dây nối của máy biến áp có thể có thành phần thứ tự không, nhưng dòng dây và áp dây không có thành phần này.
- Trong hệ đơn vị tương đối thì tỷ số biến áp k = 1, do đó hệ thống véctơ ở 2 phía của máy biến áp có độ lớn bằng nhau, chỉ khác nhau về góc pha.