<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Nếu hết tồn kho thì sự đáp ứng khách hàng và các chi phí khác không đáng kể.
Không có chiết khấu theo số lượng.
Mức cung cấp (p) lớn hơn mức sử dụng (d).
Công thức tính chi phí:
Tồn kho tối đa | = | Mức tăng tồn kho x Thời gian giao hàng |
Qmax | = | (p d) (Q/p) |
Tồn kho tối thiểu (Qmin) | = | 0 |
Tồn kho trung bình | = | (Tồn kho tối đa + Tồn kho tối thiểu) |
Chi phí tồn trữ hàng năm | = | Tồn kho trung bình x Phí tồn trữ đơn vị hàng năm |
Ctt | = | |
Chi phí đặt hàng hàng năm | = | Số đơn hàng/năm x Chi phí một đơn đặt hàng |
Cdh | = | (D/Q).S |
Tổng chi phí tồn kho | = | Chi phí tồn trữ hàng năm + CP đặt hàng hàng năm |
TC | = |
Mô hình EOQ cho lô sản xuất (POQ), hữu dụng cho việc xác định kích thước đơn hàng nếu một vật liệu được sản xuất ở một giai đoạn của qui trình sản xuất, tồn trữ trong kho và sau đó gửi qua giai đoạn khác trong sản xuất hay vận chuyển đến khách hàng. Mô hình này cho ta thấy các đơn hàng được sản xuất ở mức đồng nhất (p) trong giai đoạn đầu của chu kỳ tồn kho và được dùng ở mức đồng nhất (d) suốt chu kỳ. Mức gia tăng tồn kho là (pd) trong sản xuất và không bao giờ đạt mức Q như trong mô hình EOQ.
Ví dụ 7.3: Tiếp theo ví dụ 7.2, Công ty C có bộ phận sản xuất bên cạnh có thể sản xuất vale này tại chỗ theo lô sản xuất, họ muốn nhập kho một cách từ từ vào nhà kho chính để dùng. Số liệu được về mức sản xuất của công ty là p = 120 vale/ngày, nhu cầu tiêu thụ hàng ngày là d = 40 vale/ngày. Ông giám đốc quan tâm đến việc này có ảnh hưởng thế nào đến lượng đặt hàng và chi phí hàng tồn kho hàng năm, ông yêu cầu nhân viên phân tích tồn kho để thấy khoản tiết kiệm khi dùng mô hình này như thế nào?
Bài giải:
Xác định lượng hàng tối ưu khi áp dụng mô hình này:
vale/đơn hàng
Tổng chi phí cho trường hợp này:
triệu đồng
Nếu so với trường hợp mô hình EOQ, thì tiết kiệm được:
TK2 = TC2 - TC3 = 209,76 - 171,26 = 38,5 triệu đồng
Các nhà cung cấp có thể bán hàng hóa của họ với giá đơn vị thấp hơn nếu lượng hàng được đặt mua lớn hơn. Thực tế này gọi là chiết khấu theo số lượng bởi vì những đơn hàng số lượng lớn có thể rẻ hơn khi sản xuất và vận chuyển. Vấn đề quan tâm trong hầu hết các quyết định số lượng của đơn hàng là đặt đủ vật liệu cho từng đơn hàng để đạt được giá tốt nhất, nhưng cũng không nên mua nhiều quá thì chi phí tồn trữ làm hỏng khoản tiết kiệm do mua hàng đem lại.
Giả thiết của mô hình:
Nhu cầu hàng năm, chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng cho một loại vật liệu có thể ước lượng được.
Mức tồn kho trung bình hàng năm có thể ước lượng theo 2 cách:
: Nếu giả thiết của mô hình EOQ phổ biến: không có tồn kho an toàn, đơn hàng được nhận tất cả một lần, vật liệu được dùng ở mức đồng nhất và vật liệu được dùng hết khi đơn hàng mới về đến.
: Nếu các giả thiết mô hình POQ phổ biến: không có tồn kho an toàn, vật liệu được cung cấp theo mức đồng nhất (p) , sử dụng ở mức đồng nhất (d) và vật liệu được dùng hết toàn bộ khi đơn hàng mới về đến.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Lý thuyết và bài tập quản trị sản xuất đại cương' conversation and receive update notifications?