<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Thí dụ 1.4 : { 1, 2, 3, 4 } = { 2, 1, 4, 3 } nhưng { 1, 2, 3, 4 } { 2, 1, 3, 5 }
Tập hợp tất cả các tập hợp con của tập A được gọi là tập lũy thừa (power set) của A và xác định bởi 2A.
Thí dụ 1.5 : Giả sử A = { 1, 2, 3 }
Thì 2A = { , {1 }, {2 }, {3}, {1, 2}, {2, 3}, {3, 1}, {1, 2, 3} }
Các toán tử cơ bản trên tập hợp bao gồm các toán tử một ngôi (unary) và hai ngôi (binary) như sau :
1) Phép phần bù (complement) : A' = {x x A }
2) Phép hợp (union) : A B = {x x A hoặc x B}
3) Phép giao (intersection) : A B = {x x A và x B}
4) Phép trừ (difference) : A \ B = {x x A nhưng x B}
5) Tích Đecac : A B = {(a,b) a A và bB}
Thí dụ 1.6 : Cho A = {1, 2} và B = {2, 3}
Ta có : A B = {1, 2, 3}
A B = {2}
A \ B = {1}
A B = {(1, 2 ), (1, 3), (2, 2), (2, 3)}
2A = {, {1}, {2}, {1, 2}}
Lưu ý : Nếu A và B lần lượt có số phần tử là n và m thì tập hợp A B có n m phần tử và tập 2A có 2n phần tử.
Cho hai tập hợp A và B. Một quan hệ hai ngôi R giữa A và B là tập hợp chứa tất cả các tập hợp con của A B mà thành phần thứ nhất A được gọi là miền xác định (domain) của R, còn B gọi là miền giá trị (range) của R (có thể trùng với miền xác định). Chúng ta sẽ thường dùng quan hệ hai ngôi mà miền xác định và miền giá trị cùng thuộc một tập hợp S nào đó. Trong trường hợp này, ta gọi đây là một quan hệ trên S. Nếu R là một quan hệ và (a,b) là một cặp trong R thì ta viết aRb.
Thí dụ 1.7 : Cho S = { 0, 1, 2, 3}
. Quan hệ "thứ tự nhỏ hơn" trên S được xác định bởi tập :
L = {(0, 1), (0, 2), (0, 3), (1, 2), (1, 3), (2, 3)}
. Quan hệ "bằng" trên S được xác định bởi tập :
E = {(0, 0), (1, 1), (2, 2), (3, 3)}
. Quan hệ "chẵn lẻ" trên S được xác định bởi tập :
P = {(0, 0), (1, 1), (2, 2), (3, 3), (0, 2), (2, 0), (1, 3), (3, 1)}
Các tính chất của quan hệ
Ta gọi một quan hệ R trên tập S là:
Phản xạ (reflexive) : nếu aRa là đúng a S
Đối xứng (symmetric) : nếu aRb thì bRa
Bắc cầu (transitive) : nếu aRb và bRc thì aRc
Thí dụ 1.8 :
. L không là quan hệ phản xạ trên S vì (0, 0) L, nhưng E và P là 2 quan hệ mang tính phản xạ.
. L không là quan hệ đối xứng trên S vì (0, 1) L nhưng (1, 0) L, tuy nhiên cả E và P đều mang tính đối xứng.
. Cả L, E và P đều là các quan hệ mang tính bắc cầu, nhưng X = {(1, 0),(0, 3)} thì không vì (1, 3) X.
Một quan hệ R trên tập S có đủ các tính chất phản xạ, đối xứng và bắt cầu được gọi là quan hệ tương đương.
Thí dụ 1.9 :E và P là các quan hệ tương đương, còn L và X không là các quan hệ tương đương trên S.
Một tính chất quan trọng của quan hệ tương đương là nếu R là quan hệ tương đương trên tập S thì R phân hoạch tập S thành các lớp tương đương (equivalence class) Si không rỗng và rời nhau, tức là S = S1 S2 ... và với mọi i j ta có :
+ Si Ç Sj = Æ
+ Với mỗi a,b cùng thuộc Si thì aRb là đúng.
+ Với mỗi a Si và b Sj thì aRb là sai.
Lưu ý rằng số lớp tương đương có thể là vô hạn. Vậy nếu R là quan hệ tương trên S và a S, ta có :
Si = [a] = {b Î S aRb}
Thí dụ 1.10 :
. E có 4 lớp tương đương khác nhau: [0] = {0}, [1]= {1}, [2] = {2} và [3]= {3}
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình tin học lý thuyết' conversation and receive update notifications?