<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Phân trang là cơ chế quản lý bộ nhớ cho phép không gian địa chỉ vật lý của quá trình là không kề nhau. Phân trang tránh vấn đề đặt vừa khít nhóm bộ nhớ có kích thước thay đổi vào vùng lưu trữ phụ (backing store) mà hầu hết các cơ chế quản lý bộ nhớ trước đó gặp phải. Khi phân đoạn mã và dữ liệu nằm trong bộ nhớ được hoán vị ra, không gian phải được tìm thấy trên vùng lưu trữ phụ. Vấn đề phân mãnh được thảo luận trong sự kết nối với bộ nhớ chính cũng thông dụng như với vùng lưu trữ phụ, ngoại trừ truy xuất thấp hơn nhiều, vì thế kết khối là không thể. Vì lợi điểm của nó so với các phương pháp trước đó nên phân trang trong những dạng khác nhau được dùng phổ biến trong hầu hết các hệ điều hành.
Về truyền thống, hỗ trợ phân trang được quản lý bởi phần cứng. Tuy nhiên, những thiết kế gần đây cài đặt phân trang bằng cách tích hợp chặt chẻ phần cứng và hệ điều hành, đặc biệt trên các bộ vi xử lý 64-bit.
Phương pháp cơ bản
Hình VII‑11 Phần cứng phân trang
Bộ nhớ vật lý được chia thành các khối có kích thước cố định được gọi là các khung (frames). Bộ nhớ luận lý cũng được chia thành các khối có cùng kích thước được gọi là các trang (pages). Khi một quá trình được thực thi, các trang của nó được nạp vào các khung bộ nhớ sẳn dùng từ vùng lưu trữ phụ. Vùng lưu trữ phụ được chia thành các khối có kích thước cố định và có cùng kích thước như các khung bộ nhớ.
Hỗ trợ phần cứng cho phân trang được hiển thị trong hình VII-12. Mỗi địa chỉ được tạo ra bởi CPU được chia thành hai phần: số trang (p) và độ dời trang (d). Số trang được dùng như chỉ mục vào bảng trang. Bảng trang chứa địa chỉ nền của mỗi trang trong bộ nhớ vật lý. Địa chỉ nền này được kết hợp với độ dời trang để định nghĩa địa chỉ bộ nhớ vật lý mà nó được gởi đến đơn vị bộ nhớ. Mô hình phân trang bộ nhớ được hiển thị như hình VII-13.
Kích thước trang (giống như kích thước khung) được định nghĩa bởi phần cứng. Kích thước của một trang điển hình là luỹ thừa của 2, từ 512 bytes đến 16MB trên trang, phụ thuộc vào kiến trúc máy tính. Chọn luỹ thừa 2 cho kích thước trang thực hiện việc dịch địa chỉ luận lý thành số trang và độ dời trang rất dễ dàng. Nếu kích thước không gian địa chỉ là 2m, và kích thước trang là 2n đơn vị địa chỉ (byte hay từ) thì m-n bits cao của địa chỉ luận lý chỉ số trang, n bits thấp chỉ độ dời trang. Do đó, địa chỉ luận lý như sau:
Số trang | Độ dời trang |
P | D |
m –n | N |
ở đây p là chỉ mục trong bảng trang và d là độ dời trong trang.
Hình VII‑12 Mô hình phân trang của bộ nhớ luận lý và vật lý
Thí dụ: xét bộ nhớ trong hình VII-14. Sử dụng kích thước trang 4 bytes và bộ nhớ vật lý 32 bytes (có 8 trang), chúng ta hiển thị cách nhìn bộ nhớ của người dùng có thể được ánh xạ tới bộ nhớ vật lý như thế nào. Địa chỉ luận lý 0 là trang 0, độ dời 0. Chỉ mục trong bảng trang, chúng ta thấy rằng trang 0 ở trong khung 5. Do đó, địa chỉ luận lý 0 ánh xạ tới địa chỉ vật lý 20 (=(5x4)+0). Địa chỉ luận lý 3 (trang 0, độ dời 3) ánh xạ tới địa chỉ vật lý 23 (=(5x4)+3). Địa chỉ luận lý 4 ở trang 1, độ dời 0; dựa theo bảng trang, trang 1 được ánh xạ tới khung 6. Do đó, địa chỉ luận lý 4 ánh xạ tới địa chỉ 24(=(6x4)+0). Địa chỉ luận lý 13 ánh xạ tới địa chỉ vật lý 9.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Hệ điều hành' conversation and receive update notifications?