<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Phần tử rơle P11, P12 được chỉnh định ở cùng một điện áp khởi động và điện áp trở về như nhau, việc chỉnh định được thực hiện nhờ các điện trở R9 R12. Điện áp trở về được điều chỉnh khá thấp để vào thời điểm trở về của một phần tử (điểm b1 hoặc b2 trên hình 10.8b), điện áp trên phần tử kia sẽ nhỏ hơn điện áp khởi động (điểm c1 hoặc c2). Nhờ vậy loại trừ được khả năng cùng khởi động 2 phần tử rơle P11, P12 trong một chu kỳ trượt.
Bộ phận điều chỉnh tần số tác động như sau :
* Nếu F<HT thì phần tử rơle P11 khởi động trước (điểm a1 trên hình 10.8). Điện áp xuất hiện ở đầu ra của nó và qua bộ khuếch đại P13 làm rơle trung gian 6RG tác động. Tiếp điểm của 6RG mở ra cắt mạch điện áp đưa đến phần tử P12, khóa phần tác
Hình 10.8: Bộ phận điều chỉnh tần số
a) Sơ đồ khối chức năng ; b) Đồ thị thời gian làm việc.
Hình 10.9: Đồ thị vectơ giải thích đặc tính của bộ phận điều chỉnh
động đi giảm tần số. Khóa liên động như vậy có tác dụng cho đến khi phần tử P11 trở về (điểm b1). Khi P11 tác động, phần tử thời gian P16 sẽ khởi động sau thời gian chậm trễ t4 của phần tử thời gian P15, qua phần tử P17 và rơle đầu ra 9RG đưa tín hiệu tác động đến cơ cấu điều khiển turbine theo hướng “tăng tốc độ”.
Thời gian t4 cần thiết để loại trừ khả năng tác động đến turbine khi khởi động ngắn hạn phần tử P11và P12 vào thời điểm đóng của máy hòa đồng bộ. Độ dài của tín hiệu đưa đến cơ cấu điều khiển turbine được giới hạn bởi thời gian t5 tạo nên bằng phần tử P16. Trị số đặt của phần tử P16 có thể điều chỉnh được nhờ điện trở R13. Như vậy trong mỗi chu kỳ trượt, bộ phận này tạo nên một xung tác động đưa đến bộ điều chỉnh tần số quay của turbine. Tần số trượt càng lớn thì xung điều chỉnh càng dày, nghĩa là bộ phận điều chỉnh tần số thực hiện một sự điều chỉnh bằng xung tỉ lệ.
* Bộ phận điều chỉnh tần số cũng tác động tương tự khi F>HT nhưng theo hướng ngược lại và tạo xung tác động làm “giảm tốc độ” của máy phát.
Hình 8.10: Sơ đồ khối chức năng của bộ phận đóng
e) Bộ phận đóng:
Bộ phận đóng trên hình 8.10 gồm có phần tử VÀ, trigơ P19, khuếch đại P20 và P22, rơle đầu ra 4RG, phần tử thời gian P21 và rơle giới hạn xung đóng 5RG. Tín hiệu đi đóng máy cắt của máy phát được tạo nên bởi phần tử VÀ khi tồn tại đồng thời 3 tín hiệu ở đầu vào của nó: điện áp ở đầu ra của bộ phận đóng trước Uđt, điện áp ở đầu ra của bộ phận kiểm tra độ lệch tần số UKf và điện áp ở đầu ra của bộ phận kiểm tra độ lệch điện áp UKU. Tín hiệu này được ghi nhận bằng trigơ P19 và rơle đầu ra 4RG. Mạch giới hạn tín hiệu đi đóng máy cắt gồm các phần tử P21, P22 và rơle 5RG. Khi tín hiệu đi đóng máy cắt được phát đi thì phần tử thời gian P21 cũng khởi động. Sau thời gian duy trì t6 của P21, rơle 5RG sẽ tác động, tiếp điểm của 5RG mở mạch cung cấp cho bộ phận nguồn của thiết bị hòa đồng bộ. Như vậy sau khi thực hiện thao tác tự động đóng máy phát, thiết bị hòa đồng bộ cũng sẽ được tự động tách ra.
Điểm đặc biệt của phương pháp hòa tự đồng bộ là vào thời điểm đóng máy phát vào hệ thống sẽ kéo theo sự tăng vọt của dòng điện.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Bảo vệ rơ le và tự động hóa' conversation and receive update notifications?