<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Tương ứng dòng khởi động của bảo vê là:

IKĐ  kat.IKCBSmaxtt (5.4)

trong đó IKCBSmaxtt là dòng không cân bằng phía sơ cấp của BI tương ứng với IKCBmaxtt và được tính toán như sau:

IKCBSmaxtt = fimax.kđn.kkck. IN ngmax (5.5)

với: fimax - sai số cực đại cho phép của BI, fimax = 10%.

kđn - hệ số đồng nhất của các BI, (kđn = 0  1), kđn = 0 khi các BI hoàn toàn giống nhau và dòng điện qua cuộn sơ cấp của chúng bằng nhau, kđn = 1 khi các BI khác nhau nhiều nhất, một BI làm việc không có sai số (hoặc sai số rất bé) còn BI kia có sai số cực đại.

kkck - hệ số kể đến thành phần không chu kỳ trong dòng điện ngắn mạch.

IN ngmax - thành phần chu kỳ của dòng điện ngắn mạch ngoài lớn nhất.

Độ nhạy:

Độ nhạy của bảo vệ được đánh giá thông qua hệ số độ nhạy:

(5.6)

INmin : dòng nhỏ nhất có thể có tại chỗ ngắn mạch khi ngắn mạch trực tiếp trong vùng bảo vệ.

Yêu cầu độ nhạy của bảo vệ dòng so lệch Kn  2

Các biện pháp nâng cao độ nhạy:

FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY. Cho bảo vệ làm việc với thời gian khoảng 0,3 đến 0,5 sec để tránh khỏi những trị số quá độ lớn của dòng không cân bằng.FIXME: A LIST CAN NOT BE A TABLE ENTRY. Nối nối tiếp với cuộn dây rơle một điện trở phụ (hình 5.4). Tăng điện trở mạch so lệch sẽ làm giảm thấp dòng không cân bằng cũng như dòng ngắn mạch thứ cấp (khi hư hỏng trong vùng bảo vệ). Tuy nhiênmức độ giảm thấp này không như nhau do tính chất khác nhau của dòng không cân bằng quá độ và của dòng ngắn mạch. Mức độ giảm dòng không cân bằng nhiều hơn do trong nó có chứa thành phần không chu kỳ nhiều hơn. Do sơ đồ rất đơn giản nên biện pháp này được sử dụng để thực hiện bảo vệ cho một số phần tử trong hệ thống điện.Nối rơle qua máy biến dòng bão hòa trung gian (BIG).Dùng rơle có hãm. Hình 5.4 : Bảo vệ dòng so lệch dùng điện trở phụ trong mạch rơle

Bảo vệ so lệch dùng rơle nối qua big:

Sơ đồ nguyên lí của bảo vệ có rơle nối qua BIG trên hình 5.5a. Hoạt động của sơ đồ dựa trên cơ sở là trong dòng không cân bằng quá độ khi ngắn mạch ngoài (hình 5.3) thường có chứa thành phần không chu kỳ đáng kể làm dịch chuyển đồ thị biểu diễn trị tức thời của dòng iKCB về 1 phía của trục thời gian.

Thông số của BI bão hòa được lựa chọn thế nào để nó biến đổi rất kém thành phần không chu kỳ chứa trong iKCB đi qua cuộn sơ của nó. Dùng sơ đồ thay thế của BI để phân tích, có thể thấy rằng phần lớn thành phần không chu kỳ đi qua nhánh từ hóa làm bão hòa mạch từ (giảm Z). Trong điều kiện đó thành phần chu kỳ của iKCB chủ yếu khép mạch qua nhánh từ hóa mà không đi vào rơle.

Điều kiện làm việc của BIG rất phức tạp bởi vì quan hệ phi tuyến khi biến đổi qua BI chính xếp chồng với quan hệ phi tuyến khi biến đổi iKCB qua BIG. Phần tiếp theo ta sẽ khảo sát đồ thị vòng từ trễ của BIG và sự thay đổi trị tức thời của dòng theo thời gian (hình 5.5).

a) b) c)

Hình 5.5 : Bảo vệ dòng so lệch dùng rơle nối qua BI bão hòa trung gian

a) sơ đồ nguyên lí của bảo vệ

b) hoạt động của sơ đồ khi ngắn mạch trong vùng bảo vệ

c) hoạt động của sơ đồ khi ngắn mạch ngoài

Bảo vệ dùng rơle so lệch có hãm:

Dòng so lệch thứ hay còn gọi là dòng làm việc bằng hiệu các dòng thứ ILV = ISLT = IIT - IIIT và dòng hãm bằng 1/2 tổng dòng thứ IH = 0,5*(IIT + IIIT). Khi ngắn mạch ngoài, trị tuyệt đối của hiệu dòng luôn luôn nhỏ hơn 1/2 tổng dòng thứ, tức là:

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Bảo vệ rơ le và tự động hóa. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10749/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Bảo vệ rơ le và tự động hóa' conversation and receive update notifications?

Ask