<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Trạng thái |
Ký hiệu nhập | |
a | b |
Từ bảng hàm chuyển như trên, ta xây dựng sơ đồ chuyển trạng thái cho DFA tương đương nhận dạng cùng ngôn ngữ có dạng như sau :
Hình 3.7 – DFA tương đương cho thí dụ 3.10
Nhận xét : Mặc dù có sự khác nhau trong định nghĩa, ta thấy dạng không đơn định NFA được định nghĩa tổng quát hơn dạng đơn định DFA, nhưng rõ ràng khả năng nhận dạng cùng lớp ngôn ngữ của chúng là tương đương nhau. Trong thực tế, các máy tính số hoàn toàn là đơn định, trạng thái của chúng tại mỗi thời điểm là xác định được duy nhất từ một chuỗi nhập bất kỳ và trạng thái bắt đầu.
Câu hỏi :
?
Tại sao cần định nghĩa dạng không đơn định ?
Một số gợi ý câu trả lời:
Lớp ngôn ngữ được chấp nhận bởi một ôtômát hữu hạn cũng có thể được mô tả thông qua một dạng biểu thức ngắn gọn và súc tích gọi là biểu thức chính quy. Trong phần này, chúng ta sẽ giới thiệu sự kết hợp của các phép toán hợp, nối kết và bao đóng Kleene trên các tập hợp chuỗi để định nghĩa biểu thức chính quy và chứng tỏ rằng lớp ngôn ngữ được chấp nhận bởi một ôtômát hữu hạn thì thực sự là lớp ngôn ngữ được mô tả bởi biểu thức chính quy.
Cho là một bộ chữ cái. Biểu thức chính quy trên và các tập hợp mà chúng mô tả được định nghĩa một cách đệ quy như sau:
1) là biểu thức chính quy ký hiệu cho tập rỗng
2) là biểu thức chính quy ký hiệu cho tập {}
3) a , a là biểu thức chính quy ký hiệu cho tập {a}
4) Nếu r và s là các biểu thức chính quy ký hiệu cho các tập hợp R và S thì (r + s), (rs) và ( r*) là các biểu thức chính quy ký hiệu cho các tập hợp R S, RS, R* tương ứng.
Trong khi viết biểu thức chính quy ta có thể bỏ bớt các dấu ngoặc đơn với lưu ý rằng thứ tự ưu tiên của các phép toán xếp theo thứ tự giảm dần là: phép bao đóng, phép nối kết, phép hợp.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình tin học lý thuyết' conversation and receive update notifications?