<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Sự thiết hụt tồn kho, sự đáp ứng khách hàng và chi phí khác có thể tính được.
Có chiết khấu số lượng, khi lượng đặt hàng lớn giá (g) sẽ giảm.
Công thức tính chi phí:
.
Theo mô hình EOQ | Theo mô hình POQ | |||||
Q* | = | Q* | = | |||
TC | = | Cdh + Clk + Cvl | TC | = | Cdh + Clk + Cvl | |
= | = |
Các bước thực hiện:
Bước 1: Tính lượng hàng tối ưu ở từng mức khấu trừ. Chú ý rằng chi phí tồn trữ một đơn vị hàng năm (H) có thể được xác định là tỉ lệ phần trăm (I%) của giá mua vật liệu hay chi phí sản xuất. Tức là: H = I x g
Bước 2: Xác định xem Q* ở từng mức có khả thi không, nếu không thì điều chỉnh cho phù hợp với từng mức khấu trừ đó. Ở mỗi mức khấu trừ, nếu lượng hàng đã tính ở bước 1 thấp không đủ điều kiện để hưởng mức giá khấu trừ, chúng ta điều chỉnh lượng hàng lên đến mức tối thiểu để được hưởng giá khấu trừ. Ngược lại, nếu lượng hàng cao hơn thì điều chỉnh xuống bằng mức tối đa của mức khấu trừ, hoặc không cần tính chi phí ở mức này trong bước 3.
Bước 3: Sử dụng công thức tính tổng chi phí hàng tồn kho ở từng mức khấu trừ và chọn mức có tổng chi phí nhỏ nhất để quyết định thực hiện.
Ví dụ 7.4: Tiếp theo số liệu ví dụ 7.3 với chiết khấu theo số lượng ở công ty C, Nhà cung cấp loại vale (sản phẩm) đề nghị công ty C mua số lượng nhiều hơn so với hiện nay sẽ được giảm giá như sau:
Mức khấu trừ | Đơn giá (triệu đồng) |
1 - 399 | 2,2 |
400 - 699 | 2,0 |
Trên 700 | 1,8 |
Ông giám đốc yêu cầu nhân viên phân tích tồn kho, nghiên cứu giá mới dưới 2 giả thiết: đơn hàng được nhận ngay cùng một lúc (EOQ) và đơn hàng được nhận từ từ (POQ). Giả sử chi phí tồn trữ được ước tính là 20% giá mua.
Bài giải
Trường hợp đơn hàng được nhận ngay cùng một lúc:
Tính lượng hàng tối ưu cho từng mức khấu trừ:
vale
vale ; vale
Điều chỉnh Q* cho phù hợp với giá ở từng mức khấu trừ:
= loại (vượt mức khấu trừ ) ; = 524 vale ; = 700 vale
Xác định chi phí tồn kho ở từng mức khấu trừ:
ngàn đồng
ngàn đồng
Trường hợp đơn hàng được giao từ từ:
Tính lượng hàng tối ưu cho từng mức khấu trừ:
;
Điều chỉnh lượng hàng Q* cho phù hợp với từng mức khấu trừ:
Loại (vượt mức khấu trừ) ; ;
Xác định tổng chi phí hàng tồn kho ở từng mức khấu trừ:
ngàn đồng
ngàn đồng
So sánh chi phí ở từng mức khấu trừ, ta thấy mức chi phí ở mức khấu trừ 3 là nhỏ nhất nên quyết định đặt mua hàng là 700 vale/đơn hàng.
Mô hình phân tích biên tế thường được áp dụng trong điều kiện nhu cầu có thay đổi. Kỹ thuật này là khảo sát lợi nhuận cận biên trong mối quan hệ tương quan với tổn thất cận biên.
Nguyên tắc chủ yếu của mô hình này là ở một mức dự trữ đã định trước, chúng ta chỉ tăng thêm 1 đơn vị dự trữ nếu lợi nhuận cận biên lớn hơn hoặc bằng tổn thất cận biên.
Gọi (p) là xác suất xuất hiện nhu cầu lớn hơn khả năng cung (bán được hàng), nên ta có (1p) là xác suất xuất hiện nhu cầu nhỏ hơn khả năng cung (không bán được hàng).
Gọi Lbt là lợi nhuận cận biên tính cho 1 đơn vị, lợi nhuận biên tế mong đợi được tính bằng cách lấy xác suất nhân với lợi nhuận cận biên (p x Lbt); và Tbt tổn thất cận biên tính cho 1 đơn vị, tổn thất cận biên tính được (1p)x Tbt.
Nguyên tắc nêu trên được thể hiện qua phương trình sau:
Từ biểu thức này, ta có thể định ra chính sách dự trữ thêm một đơn vị hàng hoá nếu xác suất bán được cao hơn hoặc bằng xác suất xảy ra không bán được đơn vị hàng hoá dự trữ đó.
Ví dụ 7.5: Một người bán lẻ loại hàng tươi sống dễ bị hư hỏng (nếu để quá 1 ngày thì không thể tiêu thụ được) hàng hoá này mua vào với giá 30.000 đồng/kg và đang bán ra với giá 60.000 đồng/kg, nếu không tiêu thụ được trong ngày thì sẽ thiệt hại (dù đã tận dụng) là 10.000 đồng/kg. Xác suất về nhu cầu hàng ngày như sau:
Nhu cầu (kg/ngày) | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Xác suất | 0,03 | 0,07 | 0,20 | 0,30 | 0,20 | 0,15 | 0,05 |
Hãy xác định mức dự trữ bao nhiêu để có hiệu quả?
Bài giải
Đầu tiên, ta xác định xác suất xuất hiện nhu cầu p, điều kiện để chấp nhận mức dự trữ là:
Căn cứ vào xác suất về nhu cầu đã cho, ta có thể xác định được xác suất p như sau:
Mức dự trữ | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
XS xuất hiện nhu cầu | 0,03 | 0,07 | 0,20 | 0,30 | 0,20 | 0,15 | 0,05 |
XS bán được | 1,00 | 0,97 | 0,90 | 0,70 | 0,40 | 0,20 | 0,05 |
So sánh p với kết quả | >0,25 | >0,25 | >0,25 | >0,25 | >0,25 | <0,25 | <0,25 |
Theo kết quả tính toán được trong bảng, mức dự trữ có hiệu quả là 18 kg/ngày.
Ví dụ 7.6: Anh A có một ki-ốt bán báo, trong thời gian qua số lượng các loại nhật báo của ki-ốt anh luôn bị thừa (bán không hết) nên ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Anh xác định lượng nhật báo của ki-ốt mình bán ra hàng ngày ở mức thấp nhất là 1.000 tờ và bán được nhiều nhất là 1.600 tờ. Giá báo mua vào là 1.000 đồng/tờ và bán ra với gián 1.500 đồng/tờ, nếu bán không được tờ nhật báo đó thì sẽ bị thiệt hại 300 đồng/tờ (bán giấy vụn). Hãy xác định mức đặt hàng là bao nhiêu tờ để bán hết và đạt lợi nhuận cao nhấn.
Bài giải
Đầu tiên, ta xác định xác suất xuất hiện nhu cầu p, trong điều kiện hoạt động của ki-ốt bán báo là:
Mức tiêu thụ thấp nhất của kiốt là 1.000 tờ, tức là mức chắc chắn bán hết, tương ứng với xác suất xảy ra là 1,0. Vì điều kiện xác suất p 0,375 mới tiêu thụ hết báo, do đó khả năng tiêu thụ nhật báo của kiốt này là:
Như vậy số lượng nhật báo của kiốt cần đặt hàng ngày là:
Q = 1.000 +[( 1.6001.000)x(1,00,375)] = 1.375 tờ
Có thể hình dung lượng đặt hàng qua sơ đồ sau:
Mức dự trữ | 1.000 | ? | 1.600 |
XS xuất hiện nhu cầu | 1,0 | 0,375 | 0,0... |
Phạm vi bán hết hàng Bán không hết hàng
Notification Switch
Would you like to follow the 'Lý thuyết và bài tập quản trị sản xuất đại cương' conversation and receive update notifications?