<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Sơ đồ mạng nhiệt của thiết bị chưng cất nước dạng bể tương tự như sơ đồ nhiệt của collector tấm phẳng nhưng có 3 sự khác biệt sau (hình 4.21). Năng lượng truyền từ đáy đến tấm phủ xảy ra bởi quá trình bay hơi-ngưng tụ cộng thêm đối lưu và bức xạ. Tổn thất phía đáy chủ yếu là quá trình truyền nhiệt xuống nền đất. Chiều sâu của nước trong thiết bị hay dung lượng của bể phải được xác định trong tính toán... Lượng nước ra chưng cất tính được từ quá trình bay hơi ngưng tụ truyền từ đáy đến tấm phủ.

Sơ đồ nhiệt được trình bày ở hình 4.21, trong đó các nhiệt trở tương ứng với các dòng năng lượng hình 4.20. (Các phần rò rỉ, tổn thất qua các cạnh, nước vào và ra không trình bày ở đây).

H×nh 4.22. HÖ thèng ch­ng cÊt n­íc dïng n¨ng l­îng mÆt trêi

Động cơ stirling

Động cơ Stirling là một thiết bị có nhiều ưu việt và cấu tạo đơn giản. Một đầu động cơ được đốt nóng, phần còn lại để nguội và công hữu ích được sinh ra. Đây là một động cơ kín không có đường cấp nhiên liệu cũng như đường thải khí. Nhiệt dùng được lấy từ bên ngoài, bất kể vật gì nếu đốt cháy đều có thể dùng để chạy động cơ Stirling như: than, củi, rơm rạ, dầu hỏa, dầu lửa, cồn, khí đốt tự nhiên, gas mêtan,... nhưng không đòi hỏi quá trình cháy mà chỉ cần cấp nhiệt đủ để làm cho động cơ Stirling hoạt động. Đặc biệt động cơ Stirling có thể hoạt động với năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, hoặc nhiệt thừa từ các quá trình công nghiệp.

Nguyên lý hoạt động:

Được phát minh từ 1816 động cơ Stirling đầu tiên đã là những thiết bị lớn làm việc trong môi trường công nghiệp. Sau đó các kiểu động cơ Stirling nhỏ hơn và êm này đã trở thành đồ dùng gia đình phổ biến như: quạt, máy may, bơm nước... Các động cơ Stirling ban đầu chứa không khí và được chế tạo từ các vật liệu bình thường rất phổ biến như động cơ “hot air”. Không khí được chứa trong đó và là đối tượng để dãn nở nhiệt, làm lạnh và nén bởi sự chuyển động của các phần khác nhau của động cơ.

Động cơ Stirling là một động cơ nhiệt. Để hiểu một cách đầy đủ về sự hoạt động và tiềm năng sử dụng của nó, điều chủ yếu là biết vị trí và lĩnh vực chung của các động cơ nhiệt. Động cơ nhiệt là một thiết bị có thể liên tục chuyển đổi nhiệt năng thành cơ năng.

Một ví dụ hiện thực về động cơ nhiệt là đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước trong những năm trước đây. Năng lượng nhiệt được cung cấp bằng cách đốt than hoặc củi, lượng nhiệt này nung nóng nước chứa trong lò hơi và sản ra hơi có áp suất cao, hơi này dãn nở trong xi lanh và đẩy piston chuyển động kéo theo bánh đà, và kéo xe lửa chuyển động. Sau mỗi hành trình của piston, hơi đã sử dụng vẫn còn một ít nóng và được thải ra và nhường chỗ cho hơi mới có áp suất cao vào xylanh.

Động cơ diesel là một dạng của động cơ nhiệt nhưng ở dạng khác và thường gọi là động cơ đốt trong. Trong động cơ đốt trong, nhiệt được cung cấp bởi sự đốt cháy nhiên liệu ngay phần bên trong của động cơ, các nhiên liệu này thường là nhiên liệu lỏng như dầu diesel, xăng. Một phần nhiệt biến thành công do sự dãn nở khí nóng (sản phẩm cháy) tác động vào piston. Phần nhiệt còn lại bị thải ra và thoát ra ngoài bởi bức xạ hay tỏa ra từ các cánh làm mát của động cơ. Động cơ tiếp tục sinh công hữu ích chừng nào nhiên liêu còn cung cấp để tạo nhiệt. Ba quá trình: cấp nhiệt, sinh công và thải nhiệt là đặc tính chung của các động cơ nhiệt.

Hình 5.25. Không khí áp suất cao đẩy piston Đầu nóngĐầu lạnhHình 5.24. Cấp nhiệt một đầu xylanh, nhiệt độ và áp suất không khí tăng lênHình 5.23. Không khí bên trong và bên ngoài có áp suất và nhiệt độ bằng nhau Động cơ Stirling thì cơ chế của các quá cấp nhiệt, thải nhiệt và sinh công có hơi khác. Để nghiên cứu kỹ về sự hoạt động của động cơ Stirling ta xét một xi lanh kín một đầu với một piston như hình 5.23 và một ít không khí chứa bên trong. Piston chuyển động qua lại tự do nhưng hầu như kín. Giả sử lúc đầu toàn bộ thiết bị có nhiệt độ bằng nhiệt độ đầu lạnh, lúc này không khí bên trong có áp suất bằng áp suất của không khí bên ngoài. Với điều kiện đó, piston sẽ đứng yên ở vị trí ban đầu. Nếu ta đốt nóng một đầu xilanh (đầu nóng) nguồn nhiệt được sử dụng có thể là chùm tia bức xạ mặt trời hội tụ tại đầu xilanh hoặc một cách đơn giản là nhúng đầu xilanh vào nước nóng, thì áp suất và nhiệt độ không khí bên trong tăng lên. Áp suất cao sẽ đẩy piston chuyển động và sinh ra công hữu ích (hình: 5.23, 5.24, 5.25). Bất kỳ nguồn nhiệt nào cũng sinh ra công, nhưng với nguồn có nhiệt độ càng cao thì tạo ra công càng lớn. Động cơ không những chỉ chuyển nhiệt thành công một lần đơn giản như trên mà cần phải có khả năng tiếp tục sinh công.

Hình 5.26. Quá trình dãn nở cho đến khi áp suất không khí bên trong bằng áp suất khí quyểnHình 5.27. Nêú ngừng cấp nhiệt mà thải nhiệt thì áp suất không khí bên trong giảm xuốngHình 5.28. Piston chuyển động vào bên trong do áp suất không khí bên ngoài cao hơn

Công có thể sinh ra từ không khí nóng trong xilanh chừng nào còn có quá trình dãn nở của không khí bên trong. Nếu piston di chuyển ra ngoài quá xa nó sẽ vọt ra khỏi xilanh và quá trình sinh công sẽ kết thúc. Do vậy quá trình dãn nở cần phải kết thúc trước khi điều đó xảy ra. Nếu xilanh được chế tạo thật dài thì quá trình dãn nở có thể xa hơn nhưng cũng có giới hạn hơn nữa piston sẽ chỉ ra ngoài đến khi áp suất bên trong giảm xuống bằng áp suất khí quyển.

Nếu khi piston chuyển động đến đầu bên phải của xilanh, ta ngừng quá trình cấp nhiệt và tăng quá trình thải nhiệt (làm mát) thì nhiệt độ và áp suất của không khí phía trong xilanh giảm xuống đến khi áp suất của không khí bên trong thấp hơn áp suất của khí quyển bên ngoài thì piston sẽ chuyển động ngược lại và trở lại vị trí ban đầu (hình 5.26, 5.27, 5.28).

Hình 5.29. Nguyên lý hoạt động tự động của động cơ Stirling

Vấn đề đặt ra đối với động cơ Stirling là làm thế nào để chúng hoạt động một cách tự động, tức là xilanh nhận, thải nhiệt đúng lúc và liên hệ chặt chẽ với sự chuyển động của piston. Hình 5.29 biểu thị nguyên lý hoạt động đơn giản của động cơ Stirling.

Hình 5.30. Bơm nước Stirling dùng NLMT Hiện nay về thực nhiệm các kiểu động cơ Stirling đã đạt được độ tin cậy cho sự thực thi. Với hợp kim chịu nhiệt độ cao, thiết bị công nghệ mới, thiết kế quá trình trao đổi nhiệt có sự trợ giúp của máy tính và được nạp khí Hêli hoặc Hyđrô với áp suất cao, các kiểu Stirling có thể dễ dàng vuợt trội các động diesel về hiệu suất cũng như về tỷ lệ giữa năng lượng và trọng lượng. Với đặc chuyển động êm và độ ô nhiễm thấp, động cơ Stirling sẽ không còn có đối thủ cạnh tranh trong tương lai. /.

Questions & Answers

what are components of cells
ofosola Reply
twugzfisfjxxkvdsifgfuy7 it
Sami
58214993
Sami
what is a salt
John
the difference between male and female reproduction
John
what is computed
IBRAHIM Reply
what is biology
IBRAHIM
what is the full meaning of biology
IBRAHIM
what is biology
Jeneba
what is cell
Kuot
425844168
Sami
what is biology
Inenevwo
what is cytoplasm
Emmanuel Reply
structure of an animal cell
Arrey Reply
what happens when the eustachian tube is blocked
Puseletso Reply
what's atoms
Achol Reply
discuss how the following factors such as predation risk, competition and habitat structure influence animal's foraging behavior in essay form
Burnet Reply
cell?
Kuot
location of cervical vertebra
KENNEDY Reply
What are acid
Sheriff Reply
define biology infour way
Happiness Reply
What are types of cell
Nansoh Reply
how can I get this book
Gatyin Reply
what is lump
Chineye Reply
what is cell
Maluak Reply
what is biology
Maluak
what is vertibrate
Jeneba
what's cornea?
Majak Reply
what are cell
Achol
Got questions? Join the online conversation and get instant answers!
Jobilize.com Reply

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Năng lượng mặt trời- lý thuyết và ứng dụng. OpenStax CNX. Aug 07, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10898/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Năng lượng mặt trời- lý thuyết và ứng dụng' conversation and receive update notifications?

Ask