<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Bảng 9-2
Mức ồn, (dBA) | Tác dụng lên người nghe |
0100110120130 135140150160190 | - Ngưỡng nghe thấy- Bắt đầu làm biến đổi nhịp tim- Kích thích mạnh màng nhĩ- Ngưỡng chói tai- Gây bệnh thần kinh, nôn mửa làm yếu xúc giác và cơ bắp- Đau chói tai, gây bệnh mất trí, điên- Nếu nghe lâu sẽ thủng màng tai- Nếu nghe lâu sẽ nguy hiểm- Chỉ nghe trong thời gian ngắn đã nguy hiểm |
Bằng thực nghiệm người ta đã lập được họ các đường cong thể hiện mức ồn cho phép của tiếng ồn dải rộng ở các ốcta tần số. Những đường này gọi là đường NC (Noise Criteria Curves), thể hiện mức ồn cho phép của tiếng ồn dải rộng ở các ốcta tần số
Hình 9-1 : Mức ồn cho phép của tiếng ồn dải rộng ở các ốcta tần số
Trên bảng 9-3 trình bày các tiêu chuẩn NC của các công trình
Khu vực | Tiêu chuẩn Nc |
1. Tư dinh2. Nhà cho thuê, chung cư3. Hotel, motela. Phòng riêng, phòng ngủb. Phòng Hội họp, phòng tiệcc. Phòng khánh tiết, hành langd. Khu vực phục vụ, giúp đỡ4. Cơ quana. Phòng điều hànhb. Phòng họpc. Phòng riêngd. Diện tích mởe. Phòng máy vi tínhf. Phòng luân chuyển công cộng5. Bệnh viện, nhà điều dưỡnga. Phòng riêngb. Phòng điều trịc. Phòng mổd. Hành lange. Khu vực công cộng6. Nhà thờ7. Trường họca. Phòng giảng, lớp họcb. Phòng học mặt bằng mở8. Phòng thí nghiệm9. Phòng hoà nhạc10. Nhà hát 11. Phòng thu âm12. Rạp chiếu bóng13. Phòng thí nghiệm | 25 3025 3030 3525 3035 4040 4525 3025 3030 3535 4040 4540 4525 3030 3535 4035 4025 3025 3030 3535 4020 2530 35 |
1. Các nguồn gây ồn :
Nguồn ồn gây ra cho không gian điều hòa có các nguồn gốc sau:
- Nguồn ồn do các động cơ quạt, động cơ, máy lạnh đặt trong phòng gây ra
- Nguồn ồn do khí động của dòng không khí .
- Nguồn ồn từ bên ngoài truyền vào phòng
+ Theo kết cấu xây dựng
+ Theo đường ống dẫn không khí
+ Theo dòng không khí
+ Theo khe hở vào phòng
- Nguồn ồn do không khí ra miệng thổi
2. Cách khắc phục
a. Nguồn ồn do các động cơ, thiết bị trong phòng.
- Chọn thiết bị có độ ồn nhỏ : Khi chọn các máy điều hoà, các dàn lạnh, FCU, AHU cần lưu ý độ ồn của nó, tránh sử dụng thiết bị có độ ồn lớn.
- Bọc tiêu âm cụm thiết bị : Trong nhiều trường hợp người ta chọn giải pháp bọc tiêu âm cụm thiết bị. Chẳng hạn các FCU, AHU và quạt thông gió công suất lớn khi lắp đặt trên laphông sẽ gây ồn khu vực đó nên người ta thường bọc cách âm cụm thiết bị này.
- Thường xuyên bôi trơn các cơ cấu chuyển động để giảm ma sát giảm độ ồn
- Đặt thiết bị bên ngoài phòng
b. Nguồn ồn do khí động của dòng không khí
Dòng không khí chuyển động với tốc độ cao sẽ tạo ra tiếng ồn. Vì thế khi thiết kế phải chọn tốc độ hợp lý.
c. Nguồn ồn truyền qua kết cấu xây dựng
- Đối với các phòng đặc biệt, người thiết kế xây dựng phải tính toán về cấu trúc sao cho các nguồn ồn không được truyền theo kết cấu xây dựng vào phòng, bằng cách tạo ra các khe lún, không xây liền dầm, liền trục với các phòng có thể tạo ra chấn động.
- Một trong những trường hợp hay gặp là các động cơ, bơm và máy lạnh đặt trên sàn cao. Để khử các rung động do các động cơ tạo ra lan truyền theo kết cấu xây dựng làm ảnh hưởng tới các phòng dưới, người ta đặt các cụm thiết bị đó lên các bệ quán tính đặt trên các bộ lò xo giảm chấn. Quán tính của vật nặng và sức căng của lò xo sẽ khử hết các chấn động do các động cơ gây ra.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Tính toán thiết kế hệ thống điều hòa không khí' conversation and receive update notifications?