<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Ta đã nhiều lần nhấn mạnh rằng các tín hiệu có thể tách biệt nhau nếu chúng không phủ nhau về thời gian hoặc về tần số. Vì khổ băng của sóng biến điệu xung thì cực rộng, nên sự tách tần số thường không khả thi. May mắn, sóng biến điệu xung được đặc trưng bởi phần sóng xung quanh zero của trục thời gian ( tín hiệu băng gốc base band ). Vì vậy, có thể tách tín hiệu về mặt thời gian. TDM là tiến trình cộng các tín hiệu sao cho chúng không phủ nhau về thời gian.
Trước hết, ta nói về TDM cho các tín hiệu có nhịp lấy mẫu giống nhau. Sau đó ta đưa vào những kỹ thuật để Multiplex các tín hiệu có nhịp lấy mẫu khác nhau. Kỹ thuật này bao gồm bộ siêu giao hoán ( supercommutation ) và bộ Multiplexer có Memory.
TDM các tín hiệu có nhịp lấy mẫu giống nhau có thể xem như những xung xen kẽ. Hình 6.20 chỉ TDM 2 tín hiệu.
Hình 6.20: Multiplex có 2 kênh
Nhớ là SW thay đổi vị trí trong khoảng thời gian không lâu hơn một chu kỳ lấy mẫu. Đó là, hai xung được gửi trong mỗi chu kỳ lấy mẫu, vậy nhịp xung trên mỗi kênh thì gấp đôi nhịp lấy mẫu.
Giả sử ta tăng lên 10 kênh. SW trở thành một bộ giao hoán như hình 6.21.SW phải xoay giáp vòng đủ nhanh sao cho nó trở lại kênh 1 trong thời gian lấy mẫu lần 2. SW của máy thu phải xoay đồng bộ với SW đài phát. Nếu ta biết chính xác tin gì được gửi đi trên một của các kênh, ta sẽ có thể nhận dạng được mẫu của nó tại máy thu. Một phương pháp chung để tạo sự đồng bộ là hy sinh một kênh và gửi tín hiệu đồng bộ vào đó. Ta sẽ thấy điều đó trong vài hệ thống truyền Digital.
Hình 6.21: Multiplexing10 kênh.
Điều duy nhất làm giới hạn vận tốc quay của SW ( và do đó giới hạn số kênh có thể Multiplex ) là tỷ số của độ rộng mỗi xung với khoảng cách giữa các mẫu gần nhau của một kênh. Vậy cần thiết kế mỗi xung hẹp hơn và khổ băng của tín hiệu rộng hơn.
Có 2 cách để Multiplex những tín hiệu có nhịp lấy mẫu khác nhau: Multiplex không đồng bộ và Multiplex siêu giao hoán.
a - Dùng một buffer để giữ những trị mẫu và rồi đưa chúng ra theo một nhịp độ cố định. Phương cách này cũng có hiệu quả nếu nhịp lấy mẫu có những thay đổi. Điều quan trọng để thiết kế một hệ thống như vậy là buffer phải luôn luôn có các mẫu để gửi khi kênh có yêu cầu. Điều này cần đến việc đưa vào các mẫu nhồi ( stuffing samples ) nếu buffer bị trống. Ngược lại, buffer phải đủ lớn sao cho nó không bị ngập tràn ( overflow ).
Phương pháp buffer cũng được dùng nếu các nguồn tin khác nhau được truyền không đồng bộ. Sự định cỡ cho bufffer cần đến sự phân giải xác suất, do đó đưa đến các bộ Multiplexer thống kê Stat.Mux ( Statistical Multiplexer ).
b - Kỹ thuật tổng quát thứ nhì là dùng siêu giao hoán. Tất cả nhịp lấy mẫu được nhân với nhịp cơ bản. Điều này sẽ gặp khi cần lấy mẫu những kênh với nhịp cao hơn, lúc dùng không có Multiplexing. Giả sử, nếu ta có hai kênh với nhịp lấy mẫu cần là 8 và 15,5 kHz, khi Multiplex chúng ta có thể chọn 16 kHz để lấy mẫu nhanh hơn.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Cơ sở viễn thông' conversation and receive update notifications?