<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Hình 7 - 11. Sơ đồ thiết bị bơm tia.
Nếu bỏ qua tổn thất cột nước thì công suất tiêu phí của bơm tia để bơm nước từ bể 4 lên bể 3 là:
N = ( 7 - 11 )
công suất hữu ích là:
Nhi = QH ( 7 - 12 )
Trong đó : Qp - lưu lượng của chất lỏng công tác, m3/s;
Q - lưu lượng của bơm tia, m3/s;
H1 - cột nước công tác, m;
H - chiều cao nâng, m;
p - trọng lượng riêng của chất lỏng công tác, kN/m3.
Hiệu suất của máy bơm tia khi chất lỏng công tác và chất lỏng cần cùng là nước :
= Q.H / ( )( 7 - 13 ).
Tỷ số giữa lưu lượng của chất lỏng cần bơm và chất lỏng công tác, gọi làhệ số pha trộn = Q / , còn tỷ số giữa chiều cao nâng chất lỏng và cột nước công tác gọi là hệ số cột nước = H / H1. Vậy hiệu suất của máy bơm tia = . Thường hiệu suất máy bơm tiêu rất thấp, từ 15 ... 25%.
Lưu lượng chất lỏng công tác qua vòi phun 5 là:
Qp = QH / [( H1 - H ) ]( 7 - 14 )
Bơm tia được sử dụng rộng rãi để bơm nước từ các hố đào, dâng và vận chuyển bùn
quặng, tháo nước trong thi công, tháo nước mưa, tách khí trong ống hút bơm li tâm trước khi khởi đông bơm li tâm. Ưu điểm chính của máy bơm tia là kết cấu đơn giản, kích thước nhỏ, an toàn. Nhược điểm của nó là hiệu suất rất thấp và cột nước công tác có áp lực cao.
Máy bơm dâng bằng khí nén, còn gọi là bơm sục khí, có thể dâng nước từ các lổ khoan. Loại bơm này được sử dụng rộng rãi hơn cả là bơm nước chứa bùn cát từ các lổ khoan trước khi đặt đặt máy bơm nhúng li tâm, hoặc dâng nước từ lỗ khoan nếu có yêu cầu tách ga khỏi nước. Nguyên tắc hoạt động của bơm này là dùng quy tắc bình thông nhau. Hình 7 - 12, mô tả về cấu tạo của máy bơm sục khí. Khí nén được dẫn theo ống theo ống 4 vào miệng phun 2 vào ống dâng 3. Trong ống 3 nước và khí nén tạo nên hỗn
Hình 7 - 12. Bơm sục khí. Hình 7 - 13. Bơm nước va.
hợp khí và nước ( nhũ tương ). Hố khoan đầy nước và ống dâng đầy hỗn hợp khí và nước tạo thành những bình thông nhau. Vì tỷ trọng của hỗn hợp nhỏ hơn tỷ trọng nước, do vậy nước đẩy hỗn hợp lên mặt nước, đó cũng chính là nguyên tắc làm việc của loại máy bơm này. Nhũ tương khí nước theo đường ống sẽ được dâng lên độ cao , nếu :
( 7 - 15 )
Trong đó: là trọng lượng riêng của nước và của hỗn hợp, N/m3;
h là độ ngập sâu của miệng phun dưới mực nước động, m.
Như vậy có nghĩa là chiều caodâng nước phụ thuộc vào quan hệ tỷ trọng nước, tỷ trọng hỗn hợp khí nước và độ sâu đặt miệng phun.
Khi đạt đến mút ống 3, hỗn hợp sẽ vào bể 6, từ đây khí và nước sẽ được tách ra: phần nước sẽ theo ống 5 đến nơi dùng, còn khí sẽ thải ra ngoài theo ống 7.
Từ ( 7 - 15 ) rút ra được ; ở đây H là độ sâu nhúng của miệng phun, mét. Cũng từ đây biến đổi tiếp, ta có kết quả:
Notification Switch
Would you like to follow the 'Máy bơm và trạm bơm' conversation and receive update notifications?