<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
error: unbound variable - A
Trong lập trình hàm, người ta rất hạn chế sử dụng biến, nếu thật sự cần thiết thì nên sử dụng biến cục bộ. Tuy nhiên việc khai báo biến cục bộ trong hàm LET gây khó khăn cho việc viết chương trình hơn là sử dụng biến toàn cục. Để khắc phục tình trạng này, ta sẽ kết hợp cả hai hàm LET và SETQ để sử dụng biến cục bộ che biến toàn cục. Cách làm như sau:
(LET ( (var E1)…..)
…….
(SETQ var E2)
……
)
Với cách làm này thì biến var trong hàm SETQ sẽ trở thành biến cục bộ.
Ví dụ: Giả sử ta đã định nghĩa được hàm (ptb2 a b c), giải phương trình bậc hai ax2+bx+c = 0. Bây giờ ta viết hàm (giai_ptb2) cho phép nhập các hệ số a, b, c từ bàn phím và gọi hàm (ptb2 a b c) để thực hiện việc giải phương trình. Có hai phương pháp để viết hàm này.
Phương pháp 1: dùng các biến toàn cục a, b, c
(defun giai_ptb2 ()
(progn
(print “Chương trình giải phương trình bậc hai“)
(princ “Nhập hệ số a: “) (setq a (read))
(princ “Nhập hệ số b: “) (setq b (read))
(princ “Nhập hệ số c: “) (setq c (read))
(ptb2 a b c)
)
)
Sau khi thực hiện chương trình này, thì các biến toàn cục a, b và c vẫn còn.
Phương pháp 2: dùng các biến cục bộ d, e, f
(defun giai_ptb2 ()
(let ((d 0) (e 0) (f 0))
(print “Chương trình giải phương trình bậc hai“)
(princ “Nhập hệ số a: “) (setq d (read))
(princ “Nhập hệ số b: “) (setq e (read))
(princ “Nhập hệ số c: “) (setq f (read))
(ptb2 d e f)
)
)
Sau khi thực hiện chương trình này, thì các biến cục bộ d, e và f được giải phóng.
XLISP là một trình thông dịch, chạy dưới hệ điều hành Windows. Chỉ cần chép tập tin thực thi XLISP.EXE có dung lượng 288Kb vào máy tính của bạn là có thể thực hiện được.
Để thực hiện các hàm, chỉ cần gõ trực tiếp hàm đó vào sau dấu chờ lệnh (>) của XLISP. Trong trường hợp không có dấu chờ lệnh, hãy dùng menu Run/Top level hoặc Ctrl-C để làm xuất hiện dấu chờ lệnh.
Việc định nghĩa một hàm cũng có thể gõ trực tiếp vào sau dấu chờ lệnh. Tuy nhiên cách làm này sẽ khó sửa chữa hàm đó và do vậy ta thường định nghĩa các hàm trong một tập tin chương trình, sau đó nạp vào cho XLISP để sử dụng.
Ta có thể lưu trữ lại tình trạng làm việc hiện hành vào trong tập tin .WKS bằng cách dùng menu File/Save workspace và sau đó có thể khôi phục lại bằng cách dùng menu File/Restore workspace.
Do XLISP không có công cụ để soạn thảo chương trình nên ta có thể sử dụng Notepad để soạn thảo tập tin chương trình.
Trong một tập tin chương trình ta có thể định nghĩa nhiều hàm.
Lưu tập tin chương trình có tên theo quy định của DOS (8.3) với phần mở rộng .LSP và để trong cặp dấu nháy kép.
Có hai phương pháp để nạp các hàm tự định nghĩa cho XLISP:
Notification Switch
Would you like to follow the 'Ngôn ngữ lập trình' conversation and receive update notifications?