<< Chapter < Page Chapter >> Page >

Trong một phạm vi lớp, các thành viên của lớp được truy cập ngay lập tức bởi tất cả các hàm thành viên của lớp đó và có thể được tham chiếu một cách dễ dàng bởi tên. Bên ngoài một phạm vi lớp, các thành viên của lớp được tham chiếu thông qua hoặc một tên đối tượng, một tham chiếu đến một đối tượng, hoặc một con trỏ tới đối tượng.

Các hàm thành viên của lớp có thể được đa năng hóa (overload), nhưng chỉ bởi các hàm thành viên khác của lớp. Để đa năng hóa một hàm thành viên, đơn giản cung cấp trong định nghĩa lớp một prototype cho mỗi phiên bản của hàm đa năng hóa, và cung cấp một định nghĩa hàm riêng biệt cho mỗi phiên bản của hàm.

Các hàm thành viên có phạm vi hàm trong một lớp – các biến định nghĩa trong một hàm thành viên chỉ được biết tới hàm đó. Nếu một hàm thành viên định nghĩa một biến cùng tên với tên một biến trong phạm vi lớp, biến phạm vi lớp được dấu bởi biến phạm vi hàm bên trong phạm vi hàm. Như thế một biến bị dấu có thể được truy cập thông qua toán tử định phạm vi.

Các toán tử được sử dụng để truy cập các thành viên của lớp được đồng nhất với các toán tử sử dụng để truy cập các thành viên của cấu trúc. Toán tử lựa chọn thành viên dấu chấm (.) được kết hợp với một tên của đối tượng hay với một tham chiếu tới một đối tượng để truy cập các thành viên của đối tượng. Toán tử lựa chọn thành viên mũi tên (->)được kết hợp với một con trỏ trỏ tới một truy cập để truy cập các thành viên của đối tượng.

Ví dụ 3.4: Chương trình sau minh họa việc truy cập các thành viên của một lớp với các toán tử lựa chọn thành viên.

1: #include<iostream.h>

2:

3: class Count

4: {

5:     public:

6:     int X;

7:     void Print()

8:     {

9:         cout<<X<<endl;

10:     }

11: };

12:

13: int main()

14: {

15:     Count Counter, //Tạo đối tượng Counter

16:     *CounterPtr =&Counter, //Con trỏ trỏ tới Counter

17:    &CounterRef = Counter; //Tham chiếu tới Counter

18:

19:     cout<<"Assign7 to X and Print using the object's name: ";

20:     Counter.X = 7; //Gán 7 cho thành viên dữ liệu X

21:     Counter.Print(); //Gọi hàm thành viên Print

22:

23:     cout<<"Assign 8 to X and Print using a reference: ";

24:     CounterRef.X = 8; //Gán 8 cho thành viên dữ liệu X

25:     CounterRef.Print(); //Gọi hàm thành viên Print

26:

27:     cout<<"Assign 10 to X and Print using a pointer: ";

28:     CounterPtr->X = 10; // Gán 10 cho thành viên dữ liệu X

29:     CounterPtr->Print(); //Gọi hàm thành viên Print

30:     return 0;

31: }

Chúng ta chạy ví dụ 3.4 , kết quả ở hình 3.4

Hình 3.4: Kết quả của ví dụ 3.4

Điều khiển truy cập tới các thành viên

Các thuộc tính truy cập public và private (và protected chúng ta sẽ xem xét sau) được sử dụng để điều khiển truy cập tới các thành viên dữ liệu và các hàm thành viên của lớp. Chế độ truy cập mặc định đối với lớp là private vì thế tất cả các thành viên sau phần header của lớp và trước nhãn đầu tiên là private. Sau mỗi nhãn, chế độ mà được kéo theo bởi nhãn đó áp dụng cho đến khi gặp nhãn kế tiếp hoặc cho đến khi gặp dấu móc phải (}) của phần định nghĩa lớp. Các nhãn public, private và protected có thể được lặp lại nhưng cách dùng như vậy thì hiếm có và có thể gây khó hiểu.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Lập trình hướng đối tượng. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10794/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Lập trình hướng đối tượng' conversation and receive update notifications?

Ask