<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Chúng ta giả sử rằng mỗi quá trình đang thực thi với tốc độ khác 0. Tuy nhiên, chúng ta có thể thực hiện rằng không có giả thuyết nào được quan tâm về tốc tương đối của n quá trình.
Trong phần tiếp theo chúng ta nghiên cứu để nắm được các giải pháp thoả ba yêu cầu này. Những giải pháp này không quan tâm đến các chỉ thị phần cứng hay số lượng bộ xử lý mà phần cứng hỗ trợ. Tuy nhiên chúng ta giả sử rằng những chỉ thị ngôn ngữ máy cơ bản (chỉ thị cơ bản như load, store và test) được thực hiện mang tính nguyên tử (atomically). Nghĩa là, nếu hai chỉ thị như thế được thực thi đồng hành thì kết quả tương tự như thực thi tuần tự trong thứ tự không xác định. Do đó, nếu chỉ thị load và store được thực thi đồng hành thì load sẽ nhận giá trị cũ hay mới như không có sự kết hợp vừa cũ vừa mới.
Khi trình bày một giải thuật, chúng ta định nghĩa chỉ những biến được dùng cho mục đích đồng bộ và mô tả chỉ một quá trình điển hình Pi mà cấu trúc của nó được hiển thị trong hình V.1. Phần đi vào và kết thúc được bao trong hình chữ nhật để nhấn mạnh các đoạn mã quan trọng.
while (turn!=i) ;do {critical sectionturn = j;remainder section}while (1);
Hình V‑2-Cấu trúc của quá trình Pi trong giải thuật 1
Có nhiều giải pháp để thực hiện việc loại trừ hỗ tương. Các giải pháp này, tuỳ thuộc vào cách tiếp cận trong xử lý của quá trình bị khoá, được phân biệt thành hai lớp: chờ đợi bận (busy waiting) và nghẽn và đánh thức (sleep and wakeup)
Giải pháp hai quá trình (two-Process Solution)
Trong phần này, chúng ta giới hạn việc quan tâm tới những giải thuật có thể áp dụng chỉ hai quá trình cùng một lúc. Những quá trình này được đánh số P0 và P1. Để thuận lợi, khi trình bày Pi, chúng ta dùng Pj để chỉ quá trình còn lại, nghĩa là j = 1 – i
Tiếp cận đầu tiên của chúng ta là để hai quá trình chia sẻ một biến số nguyên chung turn được khởi tạo bằng 0 (hay 1). Nếu turn == 0 thì quá trình Pi được phép thực thi trong vùng tương trục của nó. Cấu trúc của quá trình Pi được hiển thị trong Hình V.-2.
Giải pháp này đảm bảo rằng chỉ một quá trình tại một thời điểm có thể ở trong vùng tương trục của nó. Tuy nhiên, nó không thoả mãn yêu cầu tiến trình vì nó yêu cầu sự thay đổi nghiêm khắc của các quá trình trong việc thực thi của vùng tương trục. Thí dụ, nếu turn == 0 và P1 sẳn sàng đi vào vùng tương trục của nó thì P1 không thể đi vào vùng tương trục thậm chí khi P0 đang ở trong phần còn lại của nó.
Vấn đề với giải thuật 1 là nó không giữ lại đủ thông tin về trạng thái của mỗi quá trình; nó nhớ chỉ quá trình nào được phép đi vào miền tương trục. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta có thể thay thế biến turn với mảng sau:
Boolean flag[2];
Các phần tử của mảng được khởi tạo tới flase. Nếu flag[i] là true, giá trị này hiển thị rằng Pi sẳn sàng đi vào vùng tương trục. Cấu trúc của quá trình Pi được hiển thị trong hình V.-3 dưới đây:
flag[i] = true;while (flag[j]);do{critical sectionflag[i] = false;remainder section} while(1);
Hình V‑3 –Cấu trúc của quá trình Pi trong giải thuật 2
Notification Switch
Would you like to follow the 'Hệ điều hành' conversation and receive update notifications?