<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Hình 11-20: Thiết bị dập hồ quang thổi ngang tự sản khí1. Thể tích bớt rung 2 và 3. Các rãnh dập hồ quang4. Tiếp điểm cố định5. Tiếp điểm di động6. Ống lót dập hồ quang
Khí được tạo thành trong thời gian hồ quang cháy ở phần trên của bình chứa đi vào thể tích giảm rung và áp suất ở đây tăng lên đến khi tiếp điểm di động mở rãnh 3, sau đó khí từ thể tích giảm rung và rãnh dập hồ quang bắt đầu chảy qua lỗ thải khí ở chi tiết giảm âm 6. Nhờ thổi dọc ngang nên tạo ra được điều kiện để dập tắt hồ quang.
Sau khi thanh tiếp điểm đi ra do tác động của lò xo, ống lót bằng thủy tinh hữu cơ 7 nén thân hồ quang. Nhờ đó dập tắt hồ quang bảo đảm chắc chắn khi ngắt dòng điện nhỏ và loại trừ được khả năng khí đốt nóng vượt ra ngoài bình chứa khi ngắt dòng điện lớn.
Các thiết bị dập hồ quang gọi là dập tắt bằng từ là do dùng ảnh hưởng của từ trường ngang hồ quang tạo chuyển dịch và được làm lạnh theo nhiều kiểu khác nhau hay phản ion hóa. Trong các thiết bị có các kiểu dập hồ quang sau:
a) Phân chia hồ quang ra thành nhiều hồ quang ngắn, sau đó dập tắt ở các điện cực lạnh.
b) Do kết quả của sự kéo dài và chuyển dịch với tốc độ lớn trong không khí, thân hồ quang được làm lạnh một cách đối lưu ngang.
Hình 11-21: Sơ đồ dập tắt hồ quang trong bình kiểu rãnh1. Hồ quang điện; 2. Vùng kéo dài sơ bộ; 3. Vùng dập hồ quang
c) Làm lạnh thân hồ quang trong rãnh phẳng hẹp do các thành của bình chứa tạo nên, hồ quang bị đẩy qua đó bằng từ trường ngang. Như vậy, trong các thiết bị này từ trường ngang thường được tạo ra bằng dòng điện hồ quang là phương tiện nâng cao hiệu quả của phương pháp làm lạnh kiểu khác nhau trong không khí ở áp suất bình thường.
Ngày nay thường sử dụng các buồng dập hồ quang kiểu rãnh là kinh tế và hiệu quả hơn cả, cho nên sau này ta sẽ chỉ nghiên cứu cách tính và kết cấu các thiết bị như thế. Sơ đồ của buồng dập hồ quang kiểu rãnh ở hình 11-21.
Sau khi các tiếp điểm tách rời dưới ảnh hưởng của từ trường ngang (thường được tạo bằng dòng điện hồ quang) thân hồ quang nhanh chóng bị kéo dài và sau đó chuyển dịch vào vùng dập tắt, ở đấy các thành cách điện chịu nhiệt của bình chứa tạo thành rãnh hẹp. Khi đó, nếu chiều rộng của rãnh nhỏ hơn đường kính của thân hồ quang (d>) thì thân hồ quang bị biến dạng, tiết diện của nó thành hình chữ nhật bị kéo dài và diện tích tiếp xúc với bề mặt của các thành được tăng lên. Nhờ đó, giữa hồ quang và bề mặt của các thành tạo ra được sự tiếp xúc về nhiệt đảm bảo tản nhiệt tốt. Trong trường hợp này sự đối lưu và làm lạnh thân hồ quang bằng luồng không khí ngược chiều đóng vai trò không đáng kể.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Giáo trình thiết bị điện' conversation and receive update notifications?