<< Chapter < Page Chapter >> Page >

* chế độ phân bón

Chế độ phân bón cho cây xoài có liên quan đến sự tích lũy các chất carbohydrate, sự sinh trưởng cũng như các chất điều hòa sinh trưởng trong cây xoài nên việc quản lý chế độ phân bón cũng góp phần thúc đẩy hay ngăn cản sự ra hoa. Nhằm đánh giá vai trò của phân đạm (dạng nitrate lên sự ra hoa của cây Ruppia drepanensis Tineo trên nền đất sét hoặc cát có thêm Nitrate kali, Santamaría và ctv. (1995) nhận thấy cung cấp lượng phân đạm cao (1,4g N/m2/tuần) sẽ làm cho cây ra hoa chậm (phần trăm số hoa/cây không giảm) nhưng hàm lượng đạm thấp sẽ ngăn cản sự ra hoa. Trên nền đất sét có thêm đạm nitrate, kết quả cho thấy có sự tương quan nghịch giữa sự ra hoa với hàm lượng đạm trong tế bào. Feungchang và ctv., (1988) cho biết bón phân cho cây xoài theo công thức 15:15:15 với liều lượng 300g/cây, 15 ngày/lần cây xoài sẽ phân hóa mầm hoa cao nhất (96,3%) khi cây xoài được trồng 17 tháng. Tuy nhiên, nếu bón phân gián đoạn cách năm thì không thể kích thích sự ra hoa. Erez và ctv. 1971) chỉ ra rằng thời kỳ trước khi ra hoa, mức độ nitrate dạng khử thấp gây ra sự thiếu nitrate có thể trở nên một yếu tố giới hạn cho sự phát triển mầm hoa.

Qua thảo luận các yếu tố nội sinh và ngoại sinh ảnh hưởng đến sự ra hoa xoài cho thấy rằng nếu nghiên cứu các yếu tố riêng lẻ ảnh hưởng lên sự ra hoa sẽ không giải thích được cơ chế của sự ra hoa xoài và vì vậy mà Chacko (1991) cho rằng sự ra hoa xoài vẫn là điều bí ẩn. Nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn đề nầy Protacio (2000) đã đưa ra mô hình hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa xoài và cho rằng hàm lượng Gibberellin trong lá xoài là yếu tố ức chế sự ra hoa. Ông cho rằng cây xoài đủ khả năng ra hoa khi hàm lượng Gibberellin trong lá giảm đến một ngưỡng nào mà như kết quả của Tongumpai (1991) cho biết là không còn phát hiện được trong chồi. Khi vượt qua giới hạn nầy có nghĩa là Gibberellin không còn ức chế quá trình tổng hợp tinh bột nữa và sự tích lũy tinh bột có thể bắt đầu. Khi sự tích lũy tinh bột đầy đủ thì sự khởi phát hoa sẽ xảy ra và giữ yên ở tình trạng miên trạng cho đến khi đạt được điều kiện thích hợp cho sự ra hoa. Tùy thuộc vào hàm lượng chất đạm trong cây và sự cân bằng của các chất điều hòa sinh trưởng mà cây sẽ ra hoa hoa hay ra đọt. Việc phun Nitrate kali vào thời điểm nầy như là làm tăng hàm lượng chất đạm trong cây vượt qua ngưỡng cần thiết cho sự phát triển của phát hoa đồng thời với sự phá miên trạng của mầm hoa (Hình 6.11). Vấn đề còn gây nhiều tranh luận là thời điểm nào thích hợp cho việc phun Nitrate kali.

Do đó, theo mô hình nầy thì mặc dù cây xoài đủ khả năng để ra hoa nhưng bị ức chế bởi chất Gibberellin và nếu hàm lượng GA tăng lên trước khi chồi ngọn được xác định thành hoa thì nó cũng có thể biến đổi ngược lại thành lá. Oothuyse (1996) cho biết phun GA có tác dụng ngăn cản sự ra hoa rất mạnh nên GA cũng có thể biến đổi hoa thành mầm sinh trưởng. Điều nầy giải thích vì sao trong một số trường hợp phun Nitrate kali để kích thích ra hoa nhưng ra đọt rất nhiều.

Sự ra hoa trên cây xoài liên quan đến việc giảm hàm lượng Gibberellin là nguyên nhân ban đầu dẫn đến sự gia tăng tỉ lệ C/N thông qua sự tích lũy tinh bột, sự sản sinh ra ABA dẫn đến sự tạo ra Ethylene và phá sự miên trạng của mầm hoa. Tuy vậy, cũng theo tác giả thì quá trình trên chỉ xảy ra khi cây đủ khả năng ra hoa và các yếu tố trên là điều kiện quyết định sự ra hoa. Liên hệ mô hình nầy với các nghiên cứu về yếu tố môi trường ảnh hưởng lên sự ra hoa xoài cho thấy rằng nhiệt độ thấp và các điều kiện “stress” như khô hạn hay ngập úng cũng là nguyên nhân làm giảm hàm lượng Gibberellin và là điều kiện ban đầu làm giảm sự ức chế ra hoa. Qua các yếu tố ảnh hưởng lên sự ra hoa xoài trình bày cho thấy rằng có mối liên hệ lẫn nhau giữa các yếu tố nội sinh và môi trường. Trong các yếu tố nội sinh thì chất điều hòa sinh trưởng, đặc biệt vai trò của Gibberellin là yếu tố quan trọng làm thay đổi từ trạng thái sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh dục. Từ sự thay đổi của hàm lượng Gibberellin trong cây đã dẫn đến sự thay đổi của ABA và hàm lượng tinh bột dẫn đến sự tăng tỉ số C/N. Sự gia tăng hàm lượng đạm trong giai đoạn nầy đã thúc đẩy sự phát triển của mầm hoa. Để có được sự thay hàm lượng Gibberellin nội sinh thì yếu tố môi trường như nhiệt độ thấp đóng vai trò quyết định. Nhiệt độ thấp đã làm giảm hàm lượng Gibberellin nội sinh. Ngoài ra, yếu tố ngày ngắn cũng góp phần hỗ trợ với yếu tố nhiệt độ thấp làm cho thay đổi hàm lượng GA. Biện pháp cắt rễ cũng làm giảm hàm lượng Gibberelli nội sinh và góp phần thúc đẩy sự ra hoa. Các biện pháp canh tác gây ra tình trạng stress như tạo điều kiện khô hạn hay ngập úng cũng là những yếu tố hỗ trợ tác động lên sự ra hoa.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Xử lý ra hoa. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10800/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Xử lý ra hoa' conversation and receive update notifications?

Ask