<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Duy trì điện áp bình thường là một trong những biện pháp cơ bản để đảm bảo chất lượng điện năng của hệ thống điện. Điện áp giảm thấp quá mức có thể gây nên độ trượt quá lớn ở các động cơ không đồng bộ, dẫn đến qúa tải về công suất phản kháng ở các nguồn điện. Điện áp giảm thấp cũng làm giảm hiệu quả phát sáng của các đèn chiếu sáng, làm giảm khả năng truyền tải của đường dây và ảnh hưởng đến độ ổn định của các máy phát làm việc song song. Điện áp tăng cao có thể làm già cỗi cách điện của thiết bị điện (làm tăng dòng rò) và thậm chí có thể đánh thủng cách điện làm hư hỏng thiết bị.
Điện áp tại các điểm nút trong hệ thống điện được duy trì ở một giá trị định trước nhờ có những phương thức vận hành hợp lí, chẳng hạn như tận dụng công suất phản kháng của các máy phát hoặc máy bù đồng bộ, ngăn ngừa quá tải tại các phần tử trong hệ thống điện, tăng và giảm tải hợp lí của những đường dây truyền tải, chọn tỷ số biến đổi thích hợp ở các máy biến áp ...
Điện áp cũng có thể được duy trì nhờ các thiết bị tự động điều chỉnh kích từ (TĐK) của các máy phát điện và máy bù đồng bộ, các thiết bị tự động thay đổi tỷ số biến đổi của máy biến áp, các thiết bị tự động thay đổi dung lượng của các tụ bù tĩnh ...
Thiết bị tự động điều chỉnh kích từ (TĐK) được sử dụng để duy trì điện áp theo một đặc tính định trước và để phân phối phụ tải phản kháng giữa các nguồn cung cấp trong tình trạng làm việc bình thường của hệ thống điện.
Máy phát được đặc trưng bằng sức điện động EF và điện kháng XF (hình 11.5). Ap đầu cực máy phát được xác định theo biểu thức :
(11.2)
Nếu EF = const, khi IF thay đổi thì UF thay đổi, để giữ UF = const thì phải thay đổi EF tức là thay đổi kích từ máy phát.
Theo nguyên tắc tác động, thiết bị tự động điều chỉnh điện áp được chia thành 3 nhóm:
Hình 11.5 : Sơ đồ thay thế và đồ thị véctơ điện áp của máy phát
Đối với các máy phát điện dùng máy kích thích một chiều, các thiết bị điều chỉnh điện áp có thể chia thành 2 nhóm:
a) Thay đổi kích từ máy phát nhờ thay đổi RKT trong mạch cuộn kích từ WKT của máy kích thích KT một cách từ từ nhờ con trượt (hình 11.6 a) hoặc nối tắt một phần RKT theo chu kỳ (hình 11.6 b).
Hình 11.6 : Thay đổi kích từ máy phát nhờ thay đổi RKT
b) Thay đổi kích từ máy phát nhờ dòng kích từ phụ IKTf tỷ lệ với U hoặc IF hoặc cả 2 đại lượng U và IF. Dòng kích từ phụ có thể đưa vào cuộn kích từ chính WKT (hình 11.7 a) hoặc cuộn kích từ phụ WKTf (hình 11.7 b) của máy kích thích.
Hình 11.7 : Thay đổi kích từ máy phát nhờ dòng kích từ phụ
Thiết bị compun dòng điện tác động theo nhiễu dòng điện IF của máy phát. Sơ đồ cấu trúc của thiết bị compun kích từ máy phát như hình 11.8. Dòng thứ cấp I2 của BI tỷ lệ với dòng IF. Dòng này biến đổi qua máy biến áp trung gian BTG, được chỉnh lưu và được đưa vào cuộn kích từ WKT của máy kích thích. Dòng đã được chỉnh lưu IK gọi là dòng compun đi vào cuộn WKT cùng hướng với dòng IKT từ máy kích thích. Như vậy dòng tổng (IKT + IK) trong cuộn kích từ WKT của máy kích thích phụ thuộc vào dòng IF của máy phát.
Notification Switch
Would you like to follow the 'Bảo vệ rơ le và tự động hóa' conversation and receive update notifications?