<< Chapter < Page Chapter >> Page >

18: cout<<"Data members of Derived can be"

19:    <<" accessed individually:"<<endl

20:      <<" Integer: "<<D.Base1::GetData()<<endl

21:      <<" Character: "<<D.Base2::GetData()<<endl

22:      <<"Real number: "<<D.GetReal()<<endl<<endl;

23: cout<<"Derived can be treated as an "

24:      <<"object of either base class:"<<endl;

25: Base1Ptr =&D;

26: cout<<"Base1Ptr->GetData() yields "

27:      <<Base1Ptr->GetData()<<endl ;

28: Base2Ptr =&D;

29: cout<<"Base2Ptr->GetData() yields "

30:      <<Base2Ptr->GetData()<<endl;

31: return 0;

32: }

Chúng ta chạy ví dụ 5.8 , kết quả ở hình 5.13

Hình 5.13: Kết quả của ví dụ 5.8

Việc kế thừa nhiều lớp cơ sở tạo ra một loạt các điểm nhập nhằng trong các chương trình C++. Chẳng hạn, trong các chương trình của ví dụ 5.8, nếu thực hiện lệnh:

D.GetData();

thì trình biên dịch (Borland C++ 3.1) sẽ báo lỗi:

Member is ambiguous: ‘Base1::GetData’ and ‘Base1::GetData’

Bởi vì lớp Derived kế thừa hai hàm khác nhau có cùng tên là GetData() từ hai lớp cơ sở của nó. Base1::GetData() là hàm thành viên public của lớp cơ sở public, và nó trở thành một hàm thành viên public của Derived. Base2::GetData() là hàm thành viên public của lớp cơ sở public, và nó trở thành một hàm thành viên public của Derived. Do đó trình biên dịch không thể xác định hàm thành viên GetData() của lớp cơ sở nào để gọi thực hiện. Vì vậy, chúng ta phải sử dụng tên lớp cơ sở và toán tử định phạm vi để xác định hàm thành viên của lớp cơ sở lúc gọi hàm GetData().

Cú pháp của một lớp kế thừa nhiều lớp cơ sở:

class<drived_class_name>:<type_of_inheritance><base_class_name1>,

<type_of_inheritance><base_class_name2>, …

{

………………..

};

Trình tự thực hiện constructor trong đa kế thừa: constructor lớp cở sở xuất hiện trước sẽ thực hiện trước và cuối cùng mới tới constructor lớp dẫn xuất. Đối với destructor có trình tự thực hiện theo thứ tự ngược lại.

Các lớp cơ sở ảo (virtual base classes)

Chúng ta không thể khai báo hai lần cùng một lớp trong danh sách của các lớp cơ sở cho một lớp dẫn xuất. Tuy nhiên vẫn có thể có trường hợp cùng một lớp cơ sở được đề cập nhiều hơn một lần trong các lớp tổ tiên của một lớp dẫn xuất. Điều này phát sinh lỗi vì không có cách nào để phân biệt hai lớp cơ sở gốc.

Ví dụ 5.9:

1: //Chương trình 5.9

2: #include<iostream.h>

3: class A

4: {

5: public:

6: int X1;

7: };

8:

9: class B : public A

10: {

11: public:

12: float X2;

13: };

14:

15: class C : public A

16: {

17: public:

18: double X3;

19: };

20:

21: class D : public B,public C

22: {

23: public:

24: char X4;

25: };

26:

27: int main()

28: {

29: D Obj;

30: Obj.X2=3.14159F;

31: Obj.X1=0; //Nhập nhằng

32: Obj.X4='a';

33: Obj.X3=1.5;

34: cout<<"X1="<<Obj.X1<<endl; //Nhập nhằng

35: cout<<"X2="<<Obj.X2<<endl;

36: cout<<"X3="<<Obj.X3<<endl;

37: cout<<"X4="<<Obj.X4<<endl;

38: return 0;

39: }

Khi biên dịch chương trình ở ví dụ 5.9, trình biên dịch sẽ báo lỗi ở dòng 31 và 34:

Member is ambiguous: ‘A::X1’ and ‘A::X1’

Hình 5.14

Ở đây chúng ta thấy có hai lớp cở sở A cho lớp D, và trình biên dịch không thể nào nhận biết được việc truy cập X1 được kế thừa thông qua B hoặc truy cập X1 được kế thừa thông qua C. Để khắc phục điều này, chúng ta chỉ định một cách tường minh trong lớp D như sau:

Obj.C::X1=0;

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp có tính chấp vá, bởi thực chất X1 nào trong trường hợp nào cũng được. Giải pháp cho vấn đề này là khai báo A như lớp cơ sở kiểu virtual cho cả B và C. Khi đó chương trình ở ví dụ 5.9 được viết lại như sau:

Ví dụ 5.10:

#include<iostream.h>

class A

{

public:

int X1;

};

class B : virtual public A

{

public:

float X2;

};

class C : virtual public A

{

public:

double X3;

};

class D : public B,public C

{

public:

char X4;

};

int main()

{

D Obj;

Obj.X2=3.14159F;

Obj.X1=0; //OK

Obj.X4='a';

Obj.X3=1.5;

cout<<"X1="<<Obj.X1<<endl; //OK

cout<<"X2="<<Obj.X2<<endl;

cout<<"X3="<<Obj.X3<<endl;

cout<<"X4="<<Obj.X4<<endl;

return 0;

}

Chúng ta chạy ví dụ 5.10, kết quả ở hình 5.15

Hình 5.15: Kết quả của ví dụ 5.10

Các lớp cơ sở kiểu virtual, có cùng một kiểu lớp, sẽ được kết hợp để tạo một lớp cơ sở duy nhất có kiểu đó cho bất kỳ lớp dẫn xuất nào kế thừa chúng. Hai lớp cơ sở A ở trên bất giờ sẽ trở thành một lớp cơ sở A duy nhất cho bất kỳ lớp dẫn xuất nào từ B và C. Điều này có nghĩa là D chỉ có một cơ sở của lớp A, vì vậy tránh được sự nhập nhằng.

Bài tập

Bài 1: Xây dựng lớp Stack với các thao tác cần thiết. Từ đó hãy dẫn xuất từ lớp Stack để đổi một số nguyên dương sang hệ đếm bất kỳ.

Bài 2: Hãy xây dựng các lớp cần thiết trong phân cấp hình 5.2

Bài 3: Hãy xây dựng các lớp cần thiết trong phân cấp hình 5.3 để tính diện tích (hoặc diện tích xung quanh) và thể tích.

Bài 4: Viết một phân cấp kế thừa cho các lớp Quadrilateral (hình tứ giác), Trapezoid (hình thang), Parallelogram (hình bình hành), Rectangle (hình chữ nhật), và Square (hình vuông). Trong đó Quadrilateral là lớp cơ sở của phân cấp.

Get Jobilize Job Search Mobile App in your pocket Now!

Get it on Google Play Download on the App Store Now




Source:  OpenStax, Lập trình hướng đối tượng. OpenStax CNX. Jul 29, 2009 Download for free at http://cnx.org/content/col10794/1.1
Google Play and the Google Play logo are trademarks of Google Inc.

Notification Switch

Would you like to follow the 'Lập trình hướng đối tượng' conversation and receive update notifications?

Ask