<< Chapter < Page | Chapter >> Page > |
Các thành viên private chỉ có thể được truy cập bởi các hàm thành viên (và các hàm friend) của lớp đó. Các thành viên public của lớp có thể được truy cập bởi bất kỳ hàm nào trong chương trình.
Mục đích chính của các thành viên public là để biểu thị cho client của lớp một cái nhìn của các dịch vụ (services) mà lớp cung cấp. Tập hợp này của các dịch vụ hình thành giao diện public của lớp. Các client của lớp không cần quan tâm làm thế nào lớp hoàn thành các thao tác của nó. Các thành viên private của lớp cũng như các định nghĩa của các hàm thành viên public của nó thì không phải có thể truy cập tới client của một lớp. Các thành phần này hình thành sự thi hành của lớp.
Ví dụ 3.5: Chương trình sau cho thấy rằng các thành viên private chỉ có thể truy cập thông qua giao diện public sử dụng các hàm thành viên public.
#include<iostream.h>
class MyClass
{
private:
int X,Y;
public:
void Print();
};
void MyClass::Print()
{
cout<<X<<Y<<endl;
}
int main()
{
MyClass M;
M.X = 3;
M.Y = 4;
M.Print();
return 0;
}
Khi chúng ta biên dịch chương trình này, compiler phát sinh ra hai lỗi tại hai dòng 20 và 21 như sau:
Hình 3.5: Thông báo lỗi của ví dụ 3.5
Thuộc tính truy cập mặc định đối với các thành viên của lớp là private. Thuộc tính truy cập các thành viên của một lớp có thể được thiết lập rõ ràng là public, protected hoặc private. Thuộc tính truy cập mặc định đối với các thành viên của struct là public. Thuộc tính truy cập các thành viên của một struct cũng có thể được thiết lập rõ ràng là public, protected hoặc private.
Truy cập đến một dữ liệu private cần phải được điều khiển cẩn thận bởi việc sử dụng của các hàm thành viên, gọi là các hàm truy cập (access functions).
Không phải tất cả các hàm thành viên đều là public để phục vụ như bộ phận giao diện của một lớp. Một vài hàm còn lại là private và phục vụ như các hàm tiện ích (utility functions) cho các hàm khác của lớp.
Các hàm truy cập có thể đọc hay hiển thị dữ liệu. Sử dụng các hàm truy cập để kiểm tra tính đúng hoặc sai của các điều kiện – các hàm như thế thường được gọi là các hàm khẳng định (predicate functions). Một ví dụ của hàm khẳng định là một hàm IsEmpty() của lớp container - một lớp có khả năng giữ nhiều đối tượng - giống như một danh sách liên kết, một stack hay một hàng đợi. Một chương trình sẽ kiểm tra hàm IsEmpty() trước khi thử đọc mục khác từ đối tượng container.
Một hàm tiện ích không là một phần của một giao diện của lớp. Hơn nữa nó là một hàm thành viên private mà hỗ trợ các thao tác của các hàm thành viên public. Các hàm tiện ích không dự định được sử dụng bởi các client của lớp.
Ví dụ 3.6: Minh họa cho các hàm tiện ích.
1: #include<iostream.h>
2: #include<iomanip.h>
3:
4: class SalesPerson
5: {
6: public:
7: SalesPerson(); //constructor
8: void SetSales(int, double);//Ng.dùng cung cấp các hình của
9: #9; #9; //những hàng bán của một tháng
10: void PrintAnnualSales();
11:
12: private:
13: double Sales[12]; //12 hình của những hàng bán hằng tháng
14: double TotalAnnualSales(); //Hàm tiện ích
Notification Switch
Would you like to follow the 'Lập trình hướng đối tượng' conversation and receive update notifications?